Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 12 năm 2019 | 13:51

HLV và TT Thanh Hóa: Ghi dấu và những thành công

Hội Làm vườn và Trang trại (Hội LV-TT) Thanh Hóa là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp là hội đặc thù vì có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhiều năm qua, hoạt động của Hội đã đạt được nhiều thành tích, được Đảng, Nhà nước, các bộ ngành ở trung ương và địa phương khen thưởng.

 

1.JPG

Thường trực HLV-TT  tỉnh Thanh Hóa và Hội LV - TT huyện Thọ Xuân thăm vườn bưởi nhà ông Nguyễn Chí Hà (người đứng thứ 2 - bên trái)  ở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân.

 

Xin giới thiệu một số thành tích nổi bật của Hội LV-TT Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019.

Đổi mới tổ chức, xây dựng củng cố phát triển Hội

HLV-TT Thanh Hóa hiện có 27 Hội thành viên ở 100% huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là Hội huyện); 529 Hội xã, phường, thị trấn (gọi chung là Hội cơ sở) với 26.506 hội viên. Hầu hết các huyện đều có Chủ tịch, Phó chủ Hội chuyên trách là cán bộ có kinh nghiệm. Ở các huyện Hội đều có nơi làm việc và trang thiết bị tối thiểu.

Câu lạc bộ chủ trang trại tỉnh được thành lập năm 2008. Đến nay phát triển thêm 16 Câu lạc bộ chủ trang trại huyện, xã với trên 800 hội viên. Câu lạc bộ chủ trang trại tỉnh sinh hoạt đều đặn 4 kỳ/năm. Nội dung sinh hoạt từng kỳ được đổi mới, nâng cao chất lượng, thiết thực hiệu quả, đem đến cho hội viên nhiều điều bổ ích. Nhiều hội viên đã vươn lên, trở thành giám đốc doanh nghiệp, giám đốc HTX.

Trung tâm hỗ trợ VAC-Trang trại trực thuộc tỉnh Hội đã thực hiện nghiên cứu ứng dụng chuyển giao thành công  nhiều tiến bộ kỹ thuật mới thuộc lĩnh vực nông nghiệp đến hội viên, nông dân.

Cải tạo vườn, nhập nội cây - con giống

Hội LV-TT Thanh Hóa vận động được 537 hội viên ở 24/27 huyện đầu tư 30 tỷ đồng trồng  trên 220ha thanh long ruột đỏ, ước tính hàng năm thu 4.000 tấn quả,  giá trị  70-80 tỷ đồng.

 

2.JPG
Ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch Hội LV-TT Thanh Hóa và các đại biểu tham quan mô hình trồng ngô và xem trình diễn phun thuốc trừ sâu sinh học bằng máy bay không người lái tại thực địa.

 

Trồng mới 442 ha bưởi Diễn, 113ha bưởi da xanh, 50ha cam, 57ha nhãn chín muộn, 925ha cây ăn quả khác như dứa, chuối, ổi, dừa xiêm, mít, xoài… và 340ha cây dược liệu,

Nuôi ong mật 69.266 đàn, sản lượng mật ong 338 tấn/năm, nhiều nhất ở hai huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy...

Tập huấn tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp cho hội viên, nông dân là hoạt động được các cấp Hội quan tâm. Đã mở 350 lớp tập huấn kỹ thuật với 11.822 hội viên tham gia.  Những kỹ thuật được chuyển giao: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải nông nghiệp, xây dựng hầm Biogas, kỹ thuật chiết ghép cây giống, ghép quả, du nhập, nhân giống cây ăn quả mới, kỹ thuật làm mạ khay, cấy lúa bằng máy, chăn nuôi trên đệm lót sinh học, xây dựng các mô hình vườn hộ đạt thu nhập cao, thực phẩm sạch, thân thiện môi trường.

Xây dựng nhiều mô hình sản xuất

Mô hình “Sử dụng máy cấy lúa kéo tay, xử lý gốc rạ tại ruộng bằng chế phẩm sinh học Sumitri”: so với cấy thủ công bằng tay, giúp người trồng lúa giảm chi phí 2 triệu đồng /ha, không còn bệnh nghẹt rễ, năng suất lúa tăng 15%, giảm cực nhọc cho lao động nữ.

Mô hình “Trồng chanh dây có tưới tiết kiệm nước” tại thôn Quang Hòa, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc. Từ 2 ha chanh dây, hiện mô hình đã mở rộng được 4 ha chanh dây bằng giống Đài nông 1, có hệ thống thống tưới tiết kiệm nước, dưới giàn chanh dây trồng cây nghệ vàng. Mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi trên 150 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình nuôi thỏ trắng New Zealand, chim bồ câu Pháp trên đệm lót sinh học ở TP. Thanh Hóa và các huyện Hậu Lộc, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Đông Sơn, Như Xuân, Quan Hóa, Mường Lát.

 

3.jpg
Ông Lê Văn Tái ở  thôn Quảng Hợp, xã Hóa Qùy (Như Thanh) thực hiện mô hình liên kết nuôi gà bản địa thả vườn theo chuỗi giá trị với Công ty GASAVI. Trong ảnh: Ông Tái chăm sóc đàn gà Ri lai 3 tháng tuổi.

 

Mô hình “Nhà màng và trồng hoa quả rau trong nhà màng”, từ mô hình 500m² nhà màng trồng 1vụ hoa ly, 2 vụ dưa họ kim, 1vụ rau/năm thực hiện vào quý 4 năm 2015, đến năm 2016, mở rộng lên 4.200m², năm 2017 lên 10.000m², năm 2018 là 11.500m2 tại các huyện Đông Sơn, Như Thanh, Nga Sơn.

Mô hình “Cải tạo nhãn địa phương năng suất, chất lượng thấp thành nhãn miền chín muộn Khoái Châu (Hưng Yên), năng suất chất lượng cao” tại thành phố Thanh Hóa.

Mô hình “Nuôi cá lóc trong bể xi măng bằng thức ăn công nghiệp tại xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia”.

Mô hình “Cải tạo tầm vóc dê địa phương bằng dê đực giống Boer”, tại xã Hà Bình, huyện Hà Trung, với 05 hộ tham gia.

Mô hình “Xây dựng vườn hộ đạt thu nhập cao, thực phẩm sạch, thân thiện môi trường”, tại xã Đông Yên, huyện Đông Sơn, với 11 hộ tham gia.

Mô hình liên kết giữa nông dân trồng ngô ngọt giống lai Hibrix 53 với doanh nghiệp chế biến ngô hộp các loại.

Mô hình liên kết sản xuất, cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả giữa Công ty Giống cây trồng Minh Đức (Khoái Châu - Hưng Yên) với các Hội huyện.

Mô hình liên kết chăn nuôi gà thả vườn theo chuỗi giá trị giữa Công ty CP Gasavi với với 36 chủ trang trại tham gia, quy mô nuôi gà  1.000-8.000 con/trang trại.

Mô hình “Tổ chức liên kết sản xuất ngô ngọt đường bằng giống lai Hibrix 53 giữa hội viên và Công ty Thực phẩm xuất khẩu Hà Trung” tại xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia, quy mô 10 ha.

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Hướng dẫn hội viên, nông dân sử dụng các chế phẩm Biovac, Fito Biomix RR, chế phẩm khử H2S, chế phẩm Sumitri để ủ rơm rạ phân hủy thành phân bón hữu cơ vi sinh hoặc xử lý gốc rạ tại ruộng sau khi gặt lúa vụ xuân, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giảm bớt sử dụng phân bón vô cơ, vừa giảm sâu bệnh cho cây trồng. Mỗi năm đã thu gom rác thải làm được hàng nghìn tấn phân bón hữu cơ vi sinh.

Mô hình “Nuôi ruồi lính đen, biến rác thải sinh học thành thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ” tại cơ quan Tỉnh hội và các Hội huyện.

Thực hiện nhiều dự án khoa học công nghệ

Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ sản xuất  giống cá lóc, cá rô đồng đầu vuông bằng phương pháp cho đẻ nhân tạo tại Thanh Hóa” (được Hội đồng khoa học tỉnh Thanh Hóa nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc).

Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học  công nghệ xây dựng mô hình cải tạo vườn nhãn, vải năng suất, chất lượng thấp thành vườn nhãn năng suất, chất lượng cao, theo hướng Viet-GAP”.  Dự án được Hội đồng khoa học cấp tỉnh nghiệm thu đạt loại khá.

Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ  thực hiện chăn nuôi trên đệm lót sinh học tại Thanh Hóa; từ 15 mô hình nuôi lợn và 9 mô hình nuôi gà của 8 xã thuộc 02 huyện Yên Định và Nga Sơn;  nay lan tỏa 27/27 huyện, thị, thành phố với vài ngàn hộ tham gia, đã làm được trên 170.0000m2 đệm lót sinh học.

Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất mạ khay công nghiệp phục vụ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại Thanh Hóa”.

Dự án đã xây dựng thành công 3 mô hình sản xuất mạ khay công nghiệp; xây dựng quy trình sản suất giá thể mạ khay từ mùn rơm, rạ; quy trình sản xuất mạ khay công nghiệp phục vụ cấy lúa bằng máy và quy trình cấy lúa bằng máy. Dự án đã được Hội đồng khoa học chuyên ngành cấp tỉnh nghiệm thu ngày 16/9/2016, được Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT có văn bản công nhận là tiến bộ kỹ thuật

Ngoài ra, Hội LV-TT tự nghiên cứu học hỏi, huy động vốn xây dựng cơ sở sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo, công suất 1 vạn hộp/năm (600ml/hộp).           


 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top