Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 14 tháng 7 năm 2022 | 15:45

Hội Làm vườn Hà Nội tiếp tục hành trình ứng dụng công nghệ hướng đến phát triển nông nghiệp xanh

Trong những năm qua, trên phạm vi cả nước cũng như Thủ đô HN xuất hiện nhiều biến động tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động Hội Làm vườn nói riêng. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến tình hình phát triển KT-XH.

Trước khó khăn đó, Hội Làm vườn Hà Nội đã nhanh chóng thích ứng trong điều kiện mới, việc tăng cường ứng dụng công nghệ nhằm hướng đến phát triển nông nghiệp xanh đã đem lại kết quả.

Kinh tế VAC, mảng sáng trong “bức tranh” nông nghiệp Thủ đô

Theo thống kê 5 năm của Hội Làm vườn Hà Nội (2015-2020), thành phố đã có nhiều chính sách triển khai các chương trình, kế hoạch, nghị quyết; các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nông dân, xây dựng hạ tầng nông thôn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả đầu tư.

Đáng chú ý, việc xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Cụ thể, toàn ngành đã hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 280 triệu đồng/ha/năm, tổng sản phẩm nông nghiệp tăng  3-3,5%; giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng năm đạt trên 300 triệu đồng/ha. Đặc biệt, công tác triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã có tiến bộ rõ rệt. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực… Qua đó, góp phần bảo đảm an sinh, an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

z3564025100894_860d14148da8d196f1f659aa15f7934a.jpg
Lãnh đạo Hội Làm vườn Hà Nội Đỗ Như Sưởng (thứ tư từ trái sang) thăm mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

 

“Đóng góp vào bức tranh phát triển chung đó của ngành Nông nghiệp Thủ đô, Hội Làm vườn cũng là một thành tố không nhỏ. Nhiều huyện như Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thạch Thất, Ứng Hòa…,  thu nhập từ trang trại chiếm tỷ lệ không nhỏ trong nguồn thu hàng năm.  Vườn cây đã góp phần phủ nhanh đồi gò, khai thác hiệu quả những vùng đất khó khăn để người dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Đơn cử như các xã Bắc Sơn, Nam Sơn (Sóc Sơn), Tản Lĩnh, Ba trại (Ba Vì), Vĩnh Ngọc (Đông Anh), Thủy Xuân Tiên (Chương Mỹ)..., nhiều hội viên nhờ phát triển sản xuất từ VAC mà có thu nhập khá, đời sống ổn định. Riêng Hội Làm vườn huyện Sóc Sơn có 16,3ha bưởi sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP; một trang trại lợn quy mô 200 con nái, 1.000 lợn thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP...”, Chủ tịch Hội Làm vườn Hà Nội Đỗ Như Sưởng nhấn mạnh.

Ứng dụng công nghệ cao

Để thúc đẩy lĩnh vực khoa học công nghệ, nhiều năm qua, Hội Làm vườn Hà Nội quan tâm đến  việc  ứng dụng, thử nghiệm các quy trình kỹ thuật mới vào  mô hình VAC. Hội vận động hội viên tích cực tham gia các chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, góp phần vào công cuộc phát triển nông nghiệp Thủ đô ngày một hiệu quả…

Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tình hình thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vị thế trên thị trường. Điển hình như: Mô hình sản xuất giống và hoa lan Hồ điệp của HTX Đan Hoài (huyện Đan Phượng); HTX sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (huyện Đan Phượng); mô hình chăn nuôi của Công ty CP giống gia cầm Ngọc Mừng, huyện Đông Anh; mô hình sản xuất nấm của Nhà máy sản xuất nấm kim châm công nghệ Nhật Bản của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kimoko Thanh Cao (huyện Mỹ Đức)…

Hội Làm vườn Hà Nội phối hợp với các nhà khoa học cùng hội viên xây dựng các mô hình liên kết hay tư vấn, chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao như : trồng dưa lê, dưa lưới, dưa vàng trong nhà màng, nhà lưới và kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm  ngay trên địa bàn thành phố. Tại huyện Ứng Hòa, trang trại của hội viên Nguyễn Phúc Bách, trang trại Minh Châu có quy mô tới  8.000m2;  huyện Hoài Đức có nông trại nhà màng Màu Văn Cường rộng 6.000m2;  huyện Chương Mỹ  có khu nhà màng, nhà lưới rộng  8.000m2 của HTX Trúc Sơn; huyện Đông Anh có HTX Bắc Hồng có khu nhà lưới rộng  3.000m2… Các  mô hình này đã đưa vào hoạt động từ năm 2018-2019, hàng  năm có thể trồng 3 vụ dưa lưới, dưa vàng, dưa lê, và 1 vụ dưa chuột baby hoặc cà chua…, mang lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn. Tính bình quân lợi nhuận thu được từ trồng những giống cây có giá trị cao trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao có thể đạt  1,5 - 2 tỷ đồng/ha/năm.

Hướng tới nền nông nghiệp xanh

Nhiệm kỳ 2022 – 2027 là thời kỳ đất nước có nhiều sự kiện lớn. Đó là những năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 13 và triển khai Nghị quyết đại hội Đảng 14 cũng như Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố. Trong bối cảnh đó, Hội Làm vườn Hà Nội sẽ phát huy kết quả của nhiệm kỳ V để đề ra phương hướng hoạt động sao cho thật thiết thực, sát với định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế VAC theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả, chất lượng, bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần giảm nghèo bền vững, tiến tới làm giàu. Củng cố và phát triển tổ chức, tăng cường năng lực của hội viên, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.

Định hướng phát triển nông nghiệp đặc thù trước mắt và lâu dài là phải đổi mới cơ cấu ngành với đặc thù của mình. Đó là nền nông nghiệp xanh, môi trường sinh thái sạch và chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao. Tỷ trọng nông nghiệp sẽ giảm dần nhưng giá trị phải tăng và ổn định vững bền. Chủ tịch Hội Làm vườn Hà Nội Đỗ Như Sưởng cho rằng, Hội sẽ phải nhanh chóng đổi mới để thích ứng với cơ cấu chung của ngành và yêu cầu thực tế của xã hội đô thị.

Phát triển kinh tế VAC để có nguồn thu nhập về kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, làm kinh tế vườn ở Hà Nội còn phải tính đến cảnh quan môi trường, nhằm tạo ra các vùng sinh thái xanh để phát triển dịch vụ du lịch. Những năm qua, trên địa bàn thành phố xuất hiện nhiều mô hình vườn sinh thái gắn với khai thác dịch vụ du lịch có hiệu quả ở Sóc Sơn, Ba Vì, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Quốc Oai, Ứng Hòa…

“Khi đô thị phát triển không có nghĩa chúng ta bỏ việc xây dựng các mô hình vườn sinh thái trong nội thị. Thực tế rất nhiều quận như Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông… còn có nhiều mô hình vườn có giá trị cả về kinh tế, cảnh quan… Đây là kết quả của sự tiếp cận nhanh chóng, nhạy bén để hình thành các mô hình vườn sinh thái thích ứng khi đô thị phát triển”, ông Sưởng chia sẻ.

Phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu trọng tâm của nông nghiệp Thủ đô. Đây cũng là yêu cầu cần thiết để cho Hội Làm vườn các cấp xây dựng kế hoạch phát triển của mình. Tại các huyện, thị xã, nơi nào phát triển tốt mô hình VAC trong các hộ gia đình thì nơi đó tạo được sự ổn định bền vững về kinh tế, đảm bảo được không gian xanh về môi trường, chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt.

Theo ông Sưởng, nông nghiệp nói chung, nông nghiệp Thủ đô nói riêng đã và đang tiến tới nền sản xuất xanh, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản xuất để thích ứng với sự biến đổi khí hậu ngày một khốc liệt. Với vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn, các cấp Hội sẽ vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới bằng chính mô hình của từng gia đình và sự liên kết tạo thành chuỗi giá trị hàng hóa nông sản chất lượng cao. Ưu tiên phát triển các loại nông sản sạch, nông sản VietGAP…

Hội sẽ khảo sát các mô hình phát triển mới như: vườn trên cao tại khu chung cư, vườn sinh thái nằm trong các lõi đô thị, khu sản xuất nông nghiệp  ứng dụng công nghệ cao… Nhiều năm nay, từ các mô hình này đã sản xuất ra  rau xanh, hoa tươi, cây cảnh… Từ đó, Hội tham mưu cho các cơ quan sớm hình thành loại hình hoạt động thích hợp, tạo điều kiện để người dân phát triển mô hình theo hướng: hiệu quả, an toàn, cảnh quan đẹp vì một Thủ đô xanh.

 

HLV Hà Nội thành lập năm 1985. Năm 2008, hợp nhất HLV TP. Hà Nội và HLV tỉnh Hà Tây, HLV huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và HLV 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình).

Hiện HLV TP. Hà Nội có 18.000 hội viên, 357 HLV xã, phường, thị trấn thuộc 23 HLV quận, huyện, thị xã.

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Theo đó, tại Kế hoạch số 145 ngày 17/4/2024 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Đồng Nai năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

  • Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai đề án sản xuất trồng trọt vụ hè thu-mùa năm 2024.

Top