Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 24 tháng 8 năm 2022 | 10:2

Hội Ngành nghề nông nghiệp TP. HCM: Giúp hội viên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp

Ban chấp hành lâm thời Hội Ngành nghề Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT TP.HCM vừa tổ chức Đại hội đại biểu (ĐHĐB) Hội Ngành nghề Nông nghiệp lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Mục đích nhằm xây dựng Hội thật sự là của người làm vườn, chủ trang trại, nghệ nhân ngành nghề nông nghiệp; góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, đô thị, sinh thái, nông nghiệp số...

Mục tiêu tổng quát

Hội Ngành nghề Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh là tổ chức nghề nghiệp được hợp nhất từ Hội Hoa lan Cây cảnh, Hội Làm vườn và Trang trại, Hội Sinh vật cảnh theo Quyết định số 1463/QĐ-UBND của UBND TP.HCM ban hành ngày 04/5/2022. Hội hoạt động theo Điều lệ được Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và PTNT TP.HCM.

 

z3665835325969_3607d5a0387b70110133c553736d6a47.jpg
Tại huyện Củ Chi, nghề nuôi sữa bò đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Đỗ Cường

  

Về chức năng và nhiệm vụ, Hội là tổ chức xã hội – nghề nghiệp mang tính chất kỹ thuật của quần chúng, hoạt động tự nguyện, đoàn kết, hợp tác giúp nhau làm nòng cốt phát triển kinh tế nông nghiệp; góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống, tiến lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, cải thiện bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,…

Để có cơ sở, căn cứ hoạt động theo đúng quy định là tổ chức hội nghề nghiệp,  Ban chấp hành lâm thời Hội vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT TP.HCM tổ chức ĐHĐB lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Hội Làm vườn Việt Nam đã gửi lẵng hoa chúc mừng Đại hội.

 

z3665835300453_324898788b4311a363f93fa00949a1aa.jpg
Vườn lan hơn 3.000m2 của ông Nguyễn Văn Xuân, huyện Củ Chi, mỗi năm cho thu hàng tỷ đồng. Ảnh: Đỗ Cường

 

Theo đó, mục tiêu tổng quát của ĐHĐB đặt ra trên tinh thần quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhằm chọn ra những nhân sự có tâm huyết, uy tín vào Ban chấp hành, cùng xây dựng, phát triển Hội vững mạnh theo tinh thần Nghị định số 45/CP với quan điểm: Hội thật sự là của người làm vườn, chủ trang trại và nghệ nhân ngành nghề nông nghiệp; phát huy nội tại, khắc phục khó khăn tạo bước chuyển biến mới về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kinh tế số, nông nghiệp sinh thái; xây dựng và kiện toàn tổ chức ngành nghề các cấp, phát triển hội viên, đáp ứng yêu cầu phát triển vườn, trang trại; tạo tiền đề, cơ hội cho việc xúc tiến thương mại về ngành nghề nông nghiệp, góp phần thực hiện chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá - giàu của thành phố,…

Nhiệm vụ và giải pháp

Để đạt được mục tiêu đề ra, ĐHĐB lần I, nhiệm kỳ 2022-2027 Hội Ngành nghề Nông nghiệp TP.HCM đặt ra các chỉ tiêu: 

 

z3665835348917_5e6e1b77807572ed8e8a8fb1a567f9ad.jpg
Mô hình trồng rau trong nhà lưới đang được nhân rộng ở TPHCM.

 

Thứ nhất, xây dựng Điều lệ, phương hướng hoạt động Hội đến năm 2027 và những năm sau; phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của Hội được giao theo các chỉ tiêu, chương trình trọng điểm của thành phố và ngành nông nghiệp giai đoạn 2020 - 2025 đề ra, trong đó tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp số, nông nghiệp sinh thái. 

Thứ hai, xây dựng và phổ biến quy chế làm việc, hoạt động của Ban chấp hành Hội đến các Hội thành viên và cơ sở Hội, đảm bảo chế độ sinh hoạt thường kỳ; bảo đảm 95% số Ban điều hành duy trì, thực hiện đúng theo quy định. 

Thứ ba, phát triển các Chi hội đúng tiêu chuẩn, coi trọng chất lượng (dự kiến phát triển 8 - 10 Chi hội trở lên); phát triển 60 nghệ nhân TP.HCM, 20 nghệ nhân Việt Nam và đề xuất tặng 200 kỷ niệm chương.

Đại hội đề ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể: Tăng cường và cải tiến công tác vận động, chỉ đạo điều hành của Ban chấp hành Hội (thực hiện quy chế làm việc của Hội, đảm bảo chế độ sinh hoạt thường kỳ, giải quyết kịp thời đúng đắn các chủ trương hoạt động của Hội); tranh thủ sự lãnh đạo, hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở ngành liên quan và các cấp chính quyền tích cực tham mưu phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị thành phố; tăng cường công tác thi đua, tôn vinh người tốt việc tốt, xây dựng tổ chức Hội; có kế hoạch tạo nguồn tài chính cho quỹ Hội, quỹ Chi hội bằng các biện pháp phù hợp; tiến hành ĐHĐB khi hết nhiệm kỳ, người có năng lực, uy tín, tâm huyết cần vận động bổ sung vào lãnh đạo Hội và cơ sở Hội; tích cực tham gia hoạt động tư vấn, góp ý, tham vấn, phản biện xã hội, trọng tâm là tham gia đề xuất, sửa đổi, bổ sung những chính sách liên quan đến nông nghiệp thành phố, cảnh quan nội thành, nắm bắt, phản ánh, kiến nghị kịp thời các ý kiến, nguyện vọng của hội viên, người lao động với Đảng, Nhà nước, thông qua Mặt trận Tổ quốc và Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật thành phố; kiện toàn bộ máy Hội theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo thực hiện tốt chương trình kế hoạch tham mưu giúp việc cho Ban chấp hành, Ban Thường vụ, lãnh đạo Hội đảm bảo mối quan hệ, vai trò cầu nối thường xuyên với các cơ quan, tổ chức, địa phương với các tổ chức Hội thành viên, đơn vị trực thuộc, hội viên,…

Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 33 thành viên, trong đó có 11 thành viên Ban Thường vụ, gồm: 01 Chủ tịch, 05 Phó Chủ tịch (trong đó có ông Mai Quốc Thái, ủy viên Ban Chấp hành Hội Làm vườn Việt Nam) và 03 thành viên Ban kiểm tra. Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ Ban Chấp hành Hội, sẽ báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT TP.HCM chuẩn y theo quy định. Cơ cấu nhân sự tham gia Ban Chấp hành Hội đảm bảo yêu cầu số lượng và chất lượng; đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có phẩm chất, năng lực, sức khỏe, nhiệt tình và tâm huyết để cùng nhau triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ do ĐHĐB lần I, nhiệm kỳ 2022-2027 đề ra; góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kinh tế số, nông nghiệp sinh thái như ngành Nông nghiệp thành phố đặt ra.

 

 

 

 

M. Hiếu
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top