Khai thác đất rừng bừa bãi ở Can Lộc: Chính quyền buông lỏng quản lý?
Hơn 1 tháng nay, người dân xã Thượng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) hết sức bức xúc vì hàng ngày có hàng trăm chuyến xe tải lớn, nhỏ đến địa phương vận chuyển đất ra khỏi địa bàn.
Nắm được thông tin, nhóm PV chúng tôi đã có mặt tại khu vực thôn Nam Phong, xã Thượng Lộc, tận mắt chứng kiến việc khai thác đất diễn ra công khai nhiều chỗ, nhiều nơi đồi núi bị đục khoét các lỗ sâu hoắm. Nghiêm trọng hơn, trên một quả đồi rộng hàng chục hecta, phần lớn diện tích đều được trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc đã bị đào xuống đến cốt 0.
Phía sau “mỏ”, chúng tôi thấy máy xúc đang hoạt động hết công suất và từng đoàn xe tải lớn, nhỏ nối đuôi nhau vào “ăn” đất suốt ngày đêm. Người bảo vệ kiêm ghi sổ xe vào – ra lấy đất ở đây cho biết, “mỏ” này hoạt động từ tháng 6/2017. Sau đó dừng khai thác một thời gian và khoảng 1 tháng nay mới hoạt động trở lại.
Dọc Đường 70, xã Thượng Lộc, nhiều đồi đất bị đào bán công khai, không thấy chính quyền, cơ quan chức năng ngăn cấm.
Việc khai thác đất ở Thượng Lộc không chỉ tại thôn Nam Phong mà còn diễn ra ở nhiều điểm khác dọc hai bên Đường 70 (đường kinh tế kết hợp ANQP nối từ Đức Lạc đến Đồng Lộc - PV). Những quả đồi dọc tuyến đường này bị đào khoét nham nhở, với khối lượng đã bóc xúc ước tính hàng nghìn m3 đất.
Người dân ở đây cho biết, hơn 1 tháng nay, việc khai thác đất diễn ra ồ ạt, nhiều hộ dân đã lợi dụng việc hạ độ cao vườn đồi để bán đất ra ngoài cho các doanh nghiệp đến khai thác.
“Nhà tôi có khoảnh đồi hơn 1ha. Để sản xuất thuận lợi hơn, vừa qua, chúng tôi đã thuê máy xúc hạ độ cao. Phần đất thừa sau khi hạ độ cao, chúng tôi bán cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Việc hạ độ cao vườn đồi và bán đất không thấy chính quyền, cơ quan chức năng cấm cản hay có ý kiến gì?!”, một người dân thôn Nam Phong thừa nhận.
“Hơn 1 tháng qua, có hàng trăm chuyến xe chở đất chạy rầm rập cả ngày lẫn đêm. Bụi tung mù mịt. Lo ngại về việc hư hỏng đường sá, mất ATGT, mới đây, chúng tôi đã dựng sào chắn không cho xe qua lại” - ông Nguyễn Viết Sỹ - Trưởng thôn Khe Thờ, xã Thượng Lộc cho biết.
Ông Sỹ cũng khẳng định, các xe này chở đất đến các xã khác chứ không làm công trình nào trên địa bàn.
Làm việc với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc Nguyễn Viết Chuân cho biết, ngày 30/5/2016, UBND tỉnh có Văn bản số 2307 về việc chấp thuận phương án cải tạo, kết hợp tận thu đất san lấp để phục vụ công trình xây dựng NTM tại xã Thượng Lộc và giao cho Công ty TNHH Hoàng Phương thực hiện cải tạo san lấp.
Văn bản này quy định diện tích khu vực được cải tạo là 1 ha với khối lượng 65.300 m3 và chỉ được sử dụng vào việc san lấp cho các công trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Thượng Lộc.
Tuy nhiên, tại hiện trường khu vực cải tạo, tận thu đất san lấp ở thôn Nam Phong, diện tích và khối lượng đất mà doanh nghiệp này khai thác lớn hơn nhiều lần so với quy định.
Khi phóng viên đề cập đến việc khai thác đất tràn lan đang diễn ra trên địa bàn xã, không đúng với diện tích, khối lượng, phương án phê duyệt của tỉnh, ông Chuân thừa nhận, có tình trạng doanh nghiệp và một số hộ dân lợi dụng việc cải tạo, tận thu để bán đất trái quy định?!
Doanh nghiệp, người dân lợi dụng sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương và các đơn vị có thẩm quyền để khai thác đất trái phép không những gây ra khó khăn trong công tác quản lý nguồn tài nguyên đất đai mà còn ảnh hưởng đến môi trường và mất ANTT. Đề nghị các cơ quan chức năng huyện Can Lộc khẩn trương xử lý, ổn định tình hình.
Nhiều thông tin cho rằng, lợi dụng phong trào XDNTM, Hà Tĩnh đã lạm quyền cấp đất bằng công văn đề nghị của xã, huyện để cấp đất đồi núi thay cho thủ tục cấp đất mỏ đúng quy trình. Việc làm này là kẽ hở để cho các xã, cá nhân lợi dụng phá hoại tài nguyên đất nước.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.