Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 28 tháng 9 năm 2024  
Thứ năm, ngày 14 tháng 7 năm 2022 | 21:19

Kim ngạch xuất nhập khẩu 2022 có thể vượt 700 tỷ USD

Ngày 14/7, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Tại Hội nghị "Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022" của Bộ Công thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên điểm lại một số điểm sáng trong thời gian qua.

Đầu tiên, là tốc độ tăng trưởng. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng 8,48%, cao hơn so với mức tăng chung của toàn nền kinh tế (6,42%) và cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (6 tháng 2021 tăng 5,74%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.

Về địa phương, 61/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng, một số địa phương có mức tăng cao so với cùng kỳ như: Bắc Giang (48,9%), Quảng Nam (25,4%), Bình Phước (23,7%), Hà Giang (23%), Bắc Ninh (19,8%)…

Phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng Diên đặc biệt nhấn mạnh về sức phục hồi của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. "Về cơ bản, chúng ta đã nối lại được các chuỗi cung ứng, cả sản lượng và số lượng đơn hàng mới đều tăng. Số doanh nghiệp lập mới nhiều hơn số dừng sản xuất. Các chỉ số phát triển kinh tế, cũng như công nghiệp, thương mại đều vượt so với dự kiến", người đứng đầu ngành công thương chia sẻ.

 

rêrerererertttttt.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Công thương.

 

Chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cải thiện. 6 tháng đầu năm 2022, mức tăng là 9,4% so với cùng kỳ (năm 2021 tăng 9,2%). Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 30/6/2022 tăng 14,1% (cùng thời điểm năm trước tăng 29,5%). 

Về hoạt động xuất nhập khẩu. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao với tổng kim ngạch ước đạt 371,3 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 29,2%), đạt hơn 186 tỷ USD.

Xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn khu vực có vốn FDI, tăng 19,5% (khu vực FDI kể cả dầu thô tăng 16,6%). Lãnh đạo Bộ Công thương cho rằng, đây là sự nỗ lực của toàn bộ doanh nghiệp trong nước, giúp thúc đẩy việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện còn nhiều khó khăn.

Nhóm nông, lâm, thủy sản và công nghiệp chế biến chế tạo đều tăng cao, ở mức khoảng 17%, trong đó tập trung ở những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do như: dệt may, da giày, thủy sản… và nhóm các mặt hàng tranh thủ được giá cao để đẩy mạnh xuất khẩu như: hóa chất, sản phẩm chất dẻo, phân bón...

Trong 6 tháng đầu năm, có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 4 mặt hàng so với cùng kỳ, chiếm 91,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, có tới 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58,3%.

Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 185,3 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước và cơ bản được kiểm soát tốt.

Đánh giá những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lạc quan về mục tiêu đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm 2022 vượt 700 tỷ USD, trong đó xuất khẩu cán mốc 400 tỷ USD, giúp Việt Nam lọt tốp 20 quốc gia có thương mại lớn nhất thế giới.

Với diễn biến như hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế ước tính xuất nhập khẩu cả nước có thể cán mốc 740-750 tỷ USD. Như vậy, trong vòng 10 năm, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng hơn 500 tỷ USD.

Riêng với lĩnh vực xăng dầu, 6 tháng đầu năm 2022, thị trường thế giới có nhiều biến động, giá hàng hóa trong nước chịu ảnh hưởng của mặt bằng giá hàng hóa trên thị trường thế giới nên xu hướng tăng, giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao, giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào đã ảnh hưởng đến sức mua và nguồn cung trong nước.

Từ thực trạng này, Bộ đã tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, làm việc với các đơn vị sản xuất lớn thực hiện đồng bộ các giải pháp nên nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) luôn được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân và doanh nghiệp.

Để bình ổn giá xăng dầu, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính thực hiện nhất quán, đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới. Sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách hiệu quả và linh hoạt nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ trình Uỷ Ban thường vụ Quốc hội giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ ở Yên Bái

    Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ ở Yên Bái

    Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà còn vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

  • Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động NHCSXH đã và đang dốc lòng, dồn sức cùng chung tay khắc phục hậu quả của bão lũ, chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

  • Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Từ nguồn vốn vay tín chấp của Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) Quảng Nam, thông qua các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh, nhiều nông dân đã có điều kiện đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Top