Sinh ra và lớn lên trên vùng đất đầy cát trắng và gió Lào bỏng cháy, anh Đặng Hữu Thức ở thôn Đông Hòa, xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh), vốn có 25 năm trong nghề vận tải, nhưng lại từ bỏ, trở về với mô hình nuôi tôm công nghệ cao...
Đến thăm anh Thức, ấn tượng về anh là người chân chất, mộc mạc, gần gũi vô cùng. Anh tâm sự: “Tôi vào nghề một phần vì kế sinh nhai, phần khác là muốn thử “khởi nghiệp” bằng một nghề kinh doanh mạo hiểm. Tuy nhiên, phải thật bản lĩnh, chịu thương, chịu khó, dạn dày kinh nghiệm mới thành công được vì nghề nuôi tôm rủi ro rất cao”.
Bước vào nghề nuôi tôm từ năm 2015, anh cũng vấp váp rất nhiều. Số tiền mất đi là tiền tỷ, cũng nhiều lần định bỏ cuộc nhưng niềm đam mê cháy bỏng và bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó, anh lại cố gắng vực dậy, làm lại từ đầu.
Những đêm trằn trọc suy nghĩ, lo lắng, anh lại tự đặt câu hỏi: Tại sao người khác làm được mà mình lại không? Mình sai ở khâu nào, đoạn nào? Và anh tìm bằng được lỗi sai từ đâu... để có hướng khắc phục. Lý do đầu tiên là do thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm dẫn đến sai quy trình, sai kỹ thuật, đó là nguyên nhân đưa đến thất bại, anh Thức chia sẻ. Nghiên cứu, tiềm hiểu kỹ và làm đúng quy trình, đúng kỹ thuật, thành công đã thực sự đến với anh.
Nuôi tôm thẻ chân trắng theo đúng quy trình, đạt chuẩn là điều không dễ. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khắt khe từ khâu xử lý, các ao nuôi đều được lót bạt đáy và bờ, hệ thống ô-xy đáy, máy cho ăn tự động... đến lựa chọn nguồn giống, thức ăn, công tác phòng, trị bệnh.
Theo anh Thức, anh lựa chọn nuôi tôm theo công nghệ sinh học bởi tôm là loài nhanh “nhờn” thuốc. Khi sử dụng chế phẩm sinh học, các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên gần gũi với môi trường, tôm càng có sức đề kháng tốt, phát triển nhanh, mạnh khỏe, đồng đều.
Hiện tại, gia đình anh Thức có 4 ao nuôi tại thôn Bắc Hòa, xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên, trung bình 250m2/ao. Một năm thả 2 vụ: vụ hè ngắn hơn, từ tháng 4 – tháng 8 và vụ đông dài hơn, từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau. Làm việc cùng anh còn có 2 nhân công, lương cơ bản 10 triệu đồng/người/tháng, cộng thêm tiền thưởng 2 triệu đồng/tấn.
Vụ tôm vừa qua, anh thu hoạch hơn 20 tấn, trung bình 50 con/kg, giá bán 145.000 – 250.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng, trừ chi phí, anh thu lãi 700 triệu đồng/vụ.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, anh Nguyễn Tiến Hùng, một trong những người nuôi tôm lâu năm tại đây, đánh giá: Anh Thức là một trong những người nuôi tôm thành công trên địa bàn. Chúng tôi khâm phục anh ấy bởi ý chí phấn đấu và nghị lực vươn lên. Anh ấy là tấm gương để người khác học tập, làm theo.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.