Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 8 tháng 10 năm 2020 | 10:41

Mô hình vườn mẫu cam Xã Đoài

Từng là loại quả tiến vua, thiên hạ đệ nhất cam - Cam Xã Đoài ở xã Nghi Diên (Nghi Lộc - Nghệ An) nức tiếng thơm ngon, vỏ mịn, mỏng đều và có mùi hương (tinh dầu) thơm dịu, ruột cam vàng óng, vị ngọt thanh.

 

Về thăm vườn mẫu của ông Phạm Đình Đàn tại xóm Phượng Sơn, xã Nghi Diên mới thấy hết được sự nỗ lực trong việc giữ gìn, phục tráng cam Xã Đoài gian nan nhường nào.

Chỉ vỏn vẹn 500m2 nhưng ông Đàn trồng được 40 gốc cam Xã Đoài chính hiệu (giống đầu dòng). Ông kể, giống cam này có từ thời ông cha, lưu truyền đến bây giờ. Đặc biệt hơn, chỉ có đất Nghi Diên mới trồng được giống cam mà giữ được vị đặc trưng: ngọt thanh, không có bã, tan trong miệng.

 

20201008_103017.jpgÔng Phạm Đình Đàn (xóm Phượng Sơn, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc) với mô hình vườn mẫu cam Xã Đoài.

Ông Đàn cho biết, giống cam này chín vào tháng 12 âm lịch. Trung bình một gốc có đến 50 quả. Ngon ngọt là vậy nên đến tháng 10 âm lịch là đã có người đặt mua. Thậm chí không có cam để bán.

Được tận mắt chứng kiến mới thấy hết được sự đặc biệt của giống cam quý này. Thân cây nhỏ nhưng trĩu quả. Loại đặc biệt nhất thì 3 quả 1 kg, thông thường 4 - 5 quả/kg. 

 

 20201008_102802.jpgCam Xã Đoài thơm dịu, ruột cam vàng óng, vị ngọt, thanh.

Điều quan trọng tạo nên hương vị riêng của cam Xã Đoài đơn giản chỉ là do đặc trưng của thổ nhưỡng; nhờ thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này tầng đất thịt nặng hiếm hoi, lại được kênh nhà Lê bồi lắng phù sa hàng năm nên tạo sinh lực cho cây. Bởi thế, nếu đem giống này đi trồng ở đất khác thì hương vị đặc trưng sẽ không còn.

Bên cạnh đó, cam Xã Đoài mỗi năm chỉ có một mùa nên có thể tất cả “tinh tuý” của cây đều dồn vào quả, do đó, quả nào quả nấy đều to, căng mọng. Đặc biệt hơn, nếu như ở các vùng cam khác cây càng già, càng cỗi, quả càng chua thì ngược lại, cam Xã Đoài quả thơm ngon nhất đều nằm ở trên thân cây có tuổi đời cao, từ 10 năm tuổi trở lên.

 

20201008_102819.jpgCam Xã Đoài là rất cần nước, nhưng đòi hỏi đất phải khô ráo, không ẩm cũng không hạn. Nếu bị ngâm nước lâu cây sẽ chết, những cây sống được thì quả cũng bị rụng nhiều.

Cam Xã Đoài thường ra hoa vào tiết lập Xuân và bắt đầu chín vào tháng 11 âm lịch. Nếu nhìn cây, giống cam Xã Đoài so với giống cam ở các địa phương khác chẳng có gì khác nhau, nhưng quả cam Xã Đoài thì có hai loại, đó là giống nhót và giống bầu. Giống nhót quả cao thành, phần đầu hơi nhô lên và cuống nhỏ, giống bầu quả hơi dẹt và phần đầu lõm xuống. Cam khi mới chín có màu vàng rồi chuyển sang sẫm dần nhưng luôn giữ được vẻ tươi sáng, bề ngoài có lớp the mỏng, nếu bị xây xát sẽ toả mùi thơm...

 

20201008_102940.jpgÔng Đàn kể: “trước khi dâm cành thì đào sâu 50 cm, lấy đất cũ vứt đi rồi mới thay đất mới vào. Cành sau khi chiết mới dâm xuống đất, năm thứ 3 thứ 4 mới ra quả bói, và chỉ đến năm thứ 5 mới bắt đầu thu hoạch”.

Đặc tính của cây cam Xã Đoài là rất cần nước, nhưng đòi hỏi đất phải khô ráo, không ẩm cũng không hạn. Nếu bị ngâm nước lâu ngày, cây sẽ chết; cây sống được thì quả cũng bị rụng nhiều.

Ông Đàn kể: “Trồng cây cam Xã Đoài khó, người trồng phải có kinh nghiệm, chỉ tưới vào 3 tháng mùa hè. Mua đất mới trữ trước 1 năm, trước khi giâm cành thì đào sâu 50cm, lấy đất cũ bỏ sang bên rồi thay đất mới vào. Cành sau khi chiết mới giâm xuống đất, năm thứ 3, thứ 4 mới ra quả bói, và chỉ đến năm thứ 5 mới bắt đầu thu hoạch”.

 

20201008_102845.jpgĐiều quan trọng tạo nên hương vị riêng của cam Xã Đoài đơn giản chỉ là do đặc trưng của thổ nhưỡng; nhờ thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này tầng đất thịt nặng hiếm hoi, lại được kênh nhà Lê bồi lắng phù sa hàng năm nên đã tạo sinh lực cho cây.

Vì là giống cam Xã Đoài đầu dòng, mỗi cành ông chiết bán giá 250.000 đồng. Cam vào mùa, quả đẹp có giá 100.000 - 120.000 đồng. Bình quân 70.000 đồng/quả. Thậm chí không có cam để bán.

Mong rằng trong tương lai không xa, những vườn cam Xã Đoài như của hộ ông Phạm Đình Đàn sẽ ngày càng nhiều, để đặc sản đất Nghi Diên được nhân rộng.

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top