Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 1 năm 2018 | 4:19

Đắk Nông: Trồng cam, quýt trái vụ cho thu nhập cao

Đến thôn Phú Xuân, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông), hỏi thăm vườn cam của gia đình anh Phan Duy Lam, tôi được tất cả mọi người chỉ dẫn cụ thể. Bởi đây là một trong số ít vườn cam, quýt đường trái vụ cho thu nhập cao và ổn định.

Anh Lam hướng dẫn kỹ thuật trồng cam, quýt cho cộng tác viên khuyến nông.

Được biết, gia đình anh Lam từ Đồng Nai lên lập nghiệp tại thôn Phú Xuân cách đây gần 15 năm. Lúc đầu, gia đình anh mua được 12ha đất đồi và trồng toàn bộ là cà phê. Sau 15 năm kinh doanh, anh nhận thấy cà phê không phù hợp với vùng đất đồi nhà mình, cây phát triển kém, năng suất thấp, nhiều sâu bệnh, thu không đủ chi. Năm 2008, trong một chuyến đi thăm mô hình ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, thấy nhiều vườn cam, quýt nơi đây cho thu nhập cao nên anh quyết định trồng thử.

Theo đó, anh nhổ bỏ vườn cà phê  2ha trồng 500 cây quýt đường ghép giống nhập từ Bến Tre. Sau 3 năm chăm sóc, cây quýt bắt đầu cho thu bói. Bước qua năm thứ 4, vườn cây bắt đầu cho năng suất ổn định, bình quân đạt từ 30-40 tấn/ha. Với giá bán trung bình hơn 10.000 đồng/kg thời điểm đó, gia đình anh Lam thu về gần 1 tỷ đồng/năm từ 2ha quýt. Nhận thấy trồng quýt cho thu nhập cao hơn cà phê, anh tiếp tục cải tạo thêm 2ha cà phê già cỗi để trồng quýt và cam sành.

Sau một thời gian trồng, anh Lam nhận thấy quýt đường và cam sành có khả năng cho quả quanh năm và cho thu nhiều nhất vào thời điểm tháng 11-12 âm lịch. Nếu thu hoạch đồng loạt như vậy thì việc tìm thị trường tiêu thụ cho hàng chục tấn quýt không phải dễ nên nhiều thời điểm quýt của gia đình anh bị thương lái ép giá. Trăn trở tìm hiểu sách báo và kinh nghiệm từ nhà vườn, anh đã chọn giải pháp xử lý cho cam, quýt ra trái trái vụ.

Anh Lam chia sẻ, muốn cho cam, quýt ra hoa trái vụ không khó, chỉ cần hiểu rõ sinh lý cây trồng là được. Quy trình xử lý cam, quýt ra hoa trái vụ của anh Lam gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Trước khi muốn cây ra hoa hoa khoảng 4-5 tuần, tiến hành bón mỗi gốc 300g phân DAT + 50g phân kali. Đồng thời phun 2 lần phân bón lá, mỗi lần cách nhau 4-5 ngày giúp cây tạo mầm tốt (phải bón sớm trước khi cây ra mầm, nếu để cây ra mầm mới bón, cây sẽ ra nhiều lá ít hoa hơn).

Bước 2: Tạo khô hạn bằng cách ngưng tưới nước hoặc dùng màng che phủ một thời gian (khoảng 2-4 tuần) cho đến khi thấy cây có hiện tượng héo rũ vào buổi chiều và không tươi lại vào sáng hôm sau thì tưới nước trở lại. Tưới đẫm mỗi ngày một lần, trong 3 ngày đầu tiên, sau đó tưới giãn dần ra.

Bước 3: Sau khi tưới nước 2-3 ngày, cây bắt đầu hồi phục, lá tươi trở lại thì tiến hành phun thuốc kích thích ra hoa (loại dành cho cam quýt). Phun ướt đều 2 mặt lá, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 4-5 ngày, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi tưới lại khoảng 7-10 ngày, cây sẽ ra đọt non và hoa. Lúc này tưới nước 2-4 ngày một lần, tùy theo tình hình thời tiết.

Khi cây ra quả non cần phun thêm phân bón lá bổ sung dinh dưỡng hạn chế rụng quả. Ngoài ra, để cho quả sáng đẹp và không bị da lu, da cám nên phòng tránh nhện đỏ, nhện vàng bằng các loại thuốc an toàn được khuyến cáo. Để tăng giá trị kinh tế, thường xuyên bỏ quả sẹo, ghẻ và để lại số quả vừa phải tương xứng với số lá.

Anh Lam cho biết thêm: “Khi xử lý ra hoa trái vụ, năng suất vườn cây vẫn bảo đảm, chất lượng quả vẫn cao, quá trình thu hái cũng thuận lợi hơn. Trong khi đó, người trồng có khả năng chủ động trong phòng trừ sâu bệnh, cây không bị ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng. Thông thường gia đình tôi hay xử lý cho ra quả vào giai đoạn tháng 4-6, vào thời điểm này khí hậu bắt đầu nắng nóng nên nhu cầu về trái cây, đặc biệt là cam quýt cao nên giá bán cao hơn”.

Theo tính toán của anh Lam, vụ thu hoạch trái vụ năm 2017, thương lái tìm đến tận vườn cây của gia đình mua với giá trung bình trên 40.000 đồng/kg cam và 15.000-20.000 đồng/kg quýt đường. Với năng suất trung bình gần 40 tấn/ha, vườn cam sành và quýt đường mang lại nguồn thu hơn 4 tỷ đồng. Trong khi đó, nếu thu chính vụ giá cam quýt chỉ nằm ở mức trung bình 20.000 đồng/kg, lợi nhuận chỉ bằng một nửa thu trái vụ. Ngoài thương lái trong tỉnh đến đặt hàng thì cam, quýt của gia đình anh Lam còn được đưa đi tiêu thụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh... Hiện tại, sản lượng vẫn chưa đủ cung  cấp cho nhu cầu thị trường.

Nhận thấy mô hình trồng cam sành và quýt đường trái vụ cho thu nhập cao hơn hẳn các cây trồng khác, năm 2017, gia đình anh Lam đã nhổ bỏ thêm 3ha cà phê già cỗi để trồng cam sành và đầu tư hệ thống tưới nước tự động theo công nghệ tiên tiến. Theo anh Lam, cây cam sành và quýt đường trái vụ có hiệu quả gấp nhiều lần cà phê nhưng nguồn vốn đầu tư lớn nên gia đình anh sẽ trồng theo kiểu gối đầu. Anh dự kiến trong những năm tới sẽ nhổ bỏ toàn bộ diện tích cà phê còn lại và tập trung đầu tư mở rộng diện tích trồng trái cây (chủ yếu là cam sành, quýt đường và sầu riêng) trên toàn bộ 12ha đất của gia đình.

Ngoài việc mang lại thu nhập cao cho gia đình, vườn cam, quýt của gia đình anh Lam còn tạo việc làm thường xuyên và ổn định cho khoảng 20 lao động với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời anh Lam cũng nhiệt tình hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm trồng cây có múi với nông dân trong vùng.

Bà con có nhu cầu học tập kỹ thuật xin vui lòng liên hệ anh Phan Duy Lam, thôn Phú Xuân, xã Đắk Nia, TX. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông để được tư vấn cụ thể.

Lê Thị Thơm

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top