Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 8 tháng 8 năm 2016 | 8:26

Mối lo người Thái ‘mượn tên’ đặc sản Việt

Khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN thì nguy cơ bị đánh cắp thương hiệu ngày càng gia tăng.

Nước mắm Thái Lan xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU), Mỹ được gắn nhãn mác nước mắm Phú Quốc. Bún, phở, mì khô… xuất khẩu của Thái trên bao bì lại viết là “Vietnamese’s New Noodle” (tạm dịch: Bún mới của người Việt).

moi lo nguoi thai ‘muon ten’ dac san viet hinh 0
Bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc, giới thiệu sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý với khách hàng. (Ảnh: QH)

Có tiếng nhưng không có miếng

Chuyên gia thương hiệu Lý Trường Chiến kể trong một lần đi Nhật ông thấy có gói phở khô Việt Nam nhưng lại ghi là “Made in Thailand”. Trong chuyến đi Thái mới đây, ông cũng phát hiện tại siêu thị bán sản phẩm này. “Điều đó cho thấy người Thái đã nhanh chân hơn người Việt. Họ biết món phở Việt Nam nổi tiếng trên thế giới nên đã khai thác, kinh doanh mặt hàng này” - ông Chiến nhận xét.

Nước mắm sản xuất tại Thái Lan cũng đã “mượn tên” Phú Quốc để xuất khẩu ra nước ngoài. Bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc, cho hay lượng xuất khẩu nước mắm Phú Quốc sang thị EU tăng khá mạnh sau khi sản phẩm này được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU. Tuy nhiên, tình trạng một số nhà sản xuất của Thái Lan và Hong Kong lấy thương hiệu nước mắm Phú Quốc bán vào EU và các nước khác vẫn còn.

“Do đó các cơ quan hữu trách Việt Nam cần có các giải pháp hợp lý để EU tăng cường giám sát, loại bỏ những sản phẩm đánh cắp thương hiệu hoặc nhái nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc. Khi đó những sản phẩm nước mắm sản xuất tại Thái Lan, Hong Kong nhưng ghi chữ Phú Quốc sẽ bị các nước EU xử phạt và loại bỏ” - bà Tịnh nói.

Không chỉ nước mắm, phở mà các sản phẩm từ gạo như bún, mì… từ lâu không chỉ là thế mạnh của các DN sản xuất trong nước mà còn được nhiều nước trên thế giới tiêu thụ mạnh, ngay cả những nước khó tính như Nhật, Mỹ, Pháp… Đáng buồn là DN Thái Lan và Trung Quốc lại chiếm lĩnh các thị trường trên một phần nhờ “mượn tên” các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam hoặc ngang nhiên ghi đặc sản vùng miền của Việt Nam trên bao bì sản phẩm.

“Nhiều sản phẩm của Việt Nam có tiếng trong nước lẫn trên thế giới. Nhưng lại để các công ty ngoại như Thái Lan, Trung Quốc vô tư in lên bao bì “bún bò Huế, hủ tíu Sa Đéc…”. Điều này khiến người tiêu dùng trên thế giới không thể phân biệt được đâu là hàng ngoại, đâu là hàng Việt”, đại diện một công ty sản xuất thực phẩm xuất khẩu nói.

Đó là chưa kể, theo một số DN, có hiện tượng không ít công ty của Trung Quốc khi muốn đưa hàng vào các thị trường ASEAN, họ đưa qua nước ta và gắn mác “made in Vietnam”. Sau đó có thể ung dung bán hàng vào ASEAN dễ dàng. Đây là tình trạng rất đáng báo động.

Đừng để nước đến chân mới nhảy

Theo một số DN, gần đây khi các công ty nước ngoài trong khối cộng đồng chung kinh tế ASEAN đưa hàng hóa vào Việt Nam để chiếm lĩnh thị phần thông qua các chuỗi siêu thị, đã xuất hiện tình trạng DN ngoại lấy tên gần giống hoặc nhái thương hiệu sản phẩm nổi tiếng của DN Việt.

“Do vậy, nếu DN nước ta không nhanh chân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nguy cơ mất thương hiệu hoặc tranh chấp kiện tụng sẽ xảy ra, nhất là sắp tới đây hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều do nước ta tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do” - ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cảnh báo.

Còn theo luật sư Lê Quang Vinh, công ty luật BROSS & partners, DN không chỉ bán hàng ở trong nước mà còn xuất khẩu đi nước ngoài. Do đó việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của DN ở trong nước thì chỉ có giá trị pháp lý trong nước, ra nước ngoài không có giá trị. Vì vậy việc đăng ký bảo hộ ở nước ngoài là rất cần thiết. Một số DN Việt đã ý thức được điều này như cà phê Trung Nguyên xuất khẩu sang 40-50 nước trên thế giới nhưng họ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu các sản phẩm của mình tại hơn 70 nước.

Nhiều DN Việt bảo lo ngại chi phí đăng ký cao nhưng thực ra là họ không quan tâm, chú trọng đến bảo hộ thương hiệu của mình. Thật ra, ngoài phương thức đăng ký quốc gia - tức là nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đến từng quốc gia - tốn nhiều chi phí thì DN có thể chọn đăng ký quốc tế để tiết kiệm. Cụ thể, DN chỉ cần nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhiều nước theo nghị định thư Madrid và thỏa ước Madrid. Đây là một công cụ bảo vệ thương hiệu cho DN tại các quốc gia khác.

“Chỉ có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở những thị trường có xuất khẩu thì khi bị làm nhái, làm giả… chúng ta mới có cơ sở pháp lý để khởi kiện” - luật sư Vinh nói.

 

Gian nạn đòi “trả lại tên cho em”

Nhiều chuyên gia cảnh báo kinh tế Việt Nam càng hội nhập sâu vào thế giới thì nguy cơ mất thương hiệu càng lớn. Trước đây từng có chuyện sản phẩm kẹo dừa Bến Tre bị một đối tác làm nhái và đăng ký độc quyền nhãn hiệu ở Trung Quốc. Chủ nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre đã phải rất gian nan, tốn nhiều chi phí mới đòi lại được thương hiệu.

Không chỉ vậy, hàng loạt DN khác như Vinataba, Trung Nguyên, Cầu Tre, Vifon... cũng từng phát hiện thương hiệu của mình bị đăng ký tại nhiều quốc gia mà việc đòi lại tốn nhiều thời gian, công sức.

Những đặc sản gắn liền với chỉ dẫn địa lý của các địa phương thường là những đối tượng dễ bị xâm hại thương hiệu nhất. Chẳng hạn như xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn... Lý do những thương hiệu gắn liền với địa phương và quốc gia thường chưa được đăng ký bảo hộ đúng mức ở thị trường nước ngoài nên dễ bị sử dụng để khai thác.

__________________________________

Ngày 4-8 vừa qua, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam thông báo ba món ăn Việt Nam là phở, bún chả và bánh mì đã chính thức lọt top 100 món ăn nổi tiếng thế giới do Liên minh Kỷ lục thế giới - Wordkings và Viện Tốp Thế giới công bố./.

Theo Quang Huy/Pháp luật TP HCM
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top