Sầu riêng và các mặt hàng nông sản của Việt Nam đang dần chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, nhất là mặt hàng sầu riêng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc tăng mua hơn 91% sầu riêng từ Việt Nam, trong khi đó đối với Thái Lan giảm đến 55%. Cơ hội để sầu riêng Việt Nam vương mạnh hơn, chiếm lấy thị phần tại thị trường lớn đầy tiềm năng.
Số liệu thống kê vừa được cục Hải quan Trung Quốc công bố, từ đầu năm đến nay đã nhập khẩu 202.500 tấn sầu riêng tươi của Việt Nam, giá trị ước đạt 1,09 tỷ USD, giảm hơn 32% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong khi đó, hàng từ Thái Lan đạt 121.400 tấn, tổng giá trị 717 triệu USD, giảm 55% so với cùng kỳ. Cụ thể tỷ trọng nhập khẩu từ Thái Lan còn 65% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc, tức giảm 26,7%.
Sầu riêng Việt Nam đang khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế
Sầu riêng Việt Nam thuộc top 5 trong đánh giá hàng Việt đang ngày càng chiếm thị trường tại Trung Quốc, ngoài lợi thế về giá tốt, nguồn cung cũng dồi dào. Nhờ sầu riêng Việt Nam thu hoạch quanh năm, chi phí vận chuyển từ Việt Nam là thấp nhất nhưng tốc độ vận chuyển thì rất nhanh, luôn đáp ứng được nhu cầu của thị trường Trung Quốc.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, giá sầu riêng Việt đang phù hợp với thị trường Trung Quốc, bao tiêu về chất lượng và vận chuyển. Sầu riêng Việt Nam đang vào chính vụ nên chất lượng cao hơn so với hàng trái vụ.
Cũng theo ông Nguyên: Thái Lan, Philipines, nắng nóng và hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng nghiệp trọng đến sầu riêng nên sản lượng và chất lượng giảm mạnh. Thời tiết nắng nóng làm sầu riêng chưa hái đã bị tách vỏ trên cây, nóng nắng đẩy nhanh quá trình chín, thậm chí bị sượng vì thiếu nước. Đây là cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường, trong tháng 6 xuất khẩu sầu riêng chắc chắn có chuyển biến tích cực hơn.
Diện tích trồng sầu riêng tại Việt Nam liên tục tăng
Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích trồng sầu riêng ở Việt Nam là 150.000ha cho thu hoạch hơn 1,2 triệu tấn/năm. Trong khi đó sầu riêng là mặt hàng xuất chủ lực của Việt Nam hiện tại sang thị trường Trung Quốc.
Hiện nay, Việt Nam đang có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc: sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cục, vải và chanh dây.
Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về kiểm dịch đối với dưa hấu từ tháng 12/2023 và chính thức có hiệu lực từ ngày 12/6/2024, còn các Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng động lạnh dừa tươi, bơ chanh leo vào thị trường Trung Quốc đang trong quá trình đàm phán theo chiều hướng tích cực.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.