Gần đây, nông dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam mạnh dạn đầu tư trồng sen lấy hạt trên những vùng đất bỏ hoang, ruộng lúa kém hiệu quả. Hiện đang vào vụ thu hoạch sen, được giá, được mùa nên nhiều gia đình thu lãi cả trăm triệu đồng từ cây sen.
Dọc 2 bên đường từ xã Duy Sơn qua Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam những cánh đồng sen trải dài đang kỳ thu hoạch toả hương thơm ngát không chỉ hấp dẫn du khách đến tham quan, chụp ảnh mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế cho bà con nông dân nơi đây. Gia đình ông Đinh Chín, ở thôn Chánh Lộc, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên trước đây chủ yếu trồng lúa nhưng thu nhập bấp bênh. Mấy năm nay, ông Chín chuyển qua trồng sen ở những diện tích đất lúa kém hiệu quả, chân ruộng thấp trũng bước đầu đã cho thấy hiệu quả kinh tế khá rõ rệt.
Những cánh đồng sen là điểm đến lý tưởng đối với khách du lịch.
Ông Đinh Chín cho biết, cây sen có thể trồng một năm 2 vụ, xuống giống từ tháng Giêng trở đi, khi xuống giống đến khi thu hoạch mất 4 tháng. Cây sen thích nghi với mọi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, ít sâu bệnh, không tốn công chăm sóc. Vụ sen này, gia đình ông Đinh Chín trồng hơn 2 hecta, thu về hơn 3 tấn hạt sen tươi. Giá 1kg sen tươi bán ra thị trường từ 40.000 đồng/kg đến 50.000 đồng/kg; mỗi năm, gia đình ông Chín thu nhập từ trồng sen hơn 150 triệu đồng.
“Trước đây, người dân ở đây chủ yếu trống cây lúa nhưng hiệu quả thấp, chuyển qua trồng sen, thu hoạch gấp 4 đến 5 lần, nhân công nhàn và ít tốn công, thu hoạch năng suất đạt hơn cây lúa”, ông Đinh Chín phấn khởi.
Trồng sen không chỉ đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân mà còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người già, trẻ em ở các xã của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Được biết, tiền công bóc hạt sen khoảng 4.000 đồng/kg, bình quân mỗi ngày, một người có thể bóc được 30kg đến 40kg. Hạt sen được bán cho các hợp tác xã, nhà máy chuyên chế biến hạt sen trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Tại xã Duy Sơn hiện có hơn 100 hộ dân trồng sen trên diện tích khoảng 35 hecta.
Ông Ngô Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên cho biết, địa phương đẩy mạnh liên kết với các đơn vị để đưa các sản phẩm sen có chất lượng ra thị trường. Đồng thời, xúc tiến xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ sen gắn với phát triển sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng của địa phương như ngắm cánh đồng sen, thưởng thức ẩm thực, tìm hiểu các giá trị văn hóa gắn với sen, mua sắm sản vật từ sen. Theo ông Ngô Tiến Dũng, địa phương đang xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm sen hữu cơ, đa dạng hóa sản phẩm nhằm tạo giá trị đặc trưng cho sen như trà lá sen, trà củ sen, mứt hạt sen, dưa ngó sen, trà tim sen…
“Theo thống kê những năm vừa qua, cây sen rất tốt và hiệu quả, cho thu hoạch giá cao. Nếu người dân trồng 2 héc ta sen bình quân thu về 100 triệu đồng. Nhờ trồng sen đời sống của người dân khấm khá hơn”, ông Ngô Tiến Dũng cho biết.
Giá 1kg sen tươi bán ra thị trường từ 40.000 - 50.000 đồng/kg
Không riêng xã Duy Sơn mà phần lớn diện tích đất trồng lúa nằm gần chân núi thuộc các xã Duy Trinh, Duy Hoà, Duy Phú, huyện Duy Xuyên đều được bà con chuyển sang trồng sen. Những cánh đồng sen này thiếu nước, hay bị nhiễm phèn nên trồng lúa kém hiệu quả. Từ khi chuyển sang trồng thử nghiệm cây sen cho hiệu quả kinh tế, bà con nhân rộng trồng sen. Đến thời điểm này, huyện Duy Xuyên đã mở rộng diện tích trồng sen lên gần 200 hecta, nhiều nhất tỉnh Quảng Nam.
Ông Nguyễn Chí Công, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, cây sen không những mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân mà còn là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.
“Thời gian qua, huyện Duy Xuyên đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó có nhiều mô hình chuyển đổi liên kết sản xuất hình thành sản phẩm OCOP. Hiện nay, người dân trồng cây sen phát huy hiệu quả, người nông dân rất hưởng ứng vì trồng sen so với trồng lúa gấp 5 lần. Huyện Duy Xuyên khuyến khích người dân chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen. Đồng thời, khuyến cáo người dân quy hoạch vùng trồng sen tập trung làm sao kết hợp phát triển dịch vụ du lịch để nâng cao hiệu quả và tăng giá trị gia tăng đối với ngành nông nghiệp”, ông Nguyễn Chí Công cho biết thêm.
Trong khi biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, có thể thấy, mô hình trồng sen trên vùng trũng thấp, vùng đất lúa kém hiệu quả là hướng đi đúng của người dân tỉnh Quảng Nam. Hiện tại tỉnh Quảng Nam có gần 1.000 hộ dân trồng sen tập trung ở các huyện Duy Duyên, Thăng Bình, Đại Lộc và Điện Bàn… Nhờ mô hình trồng sen, nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu.
Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh đã đồng hành với người dân trong việc hỗ trợ vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân, vốn tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cung ứng các loại phân bón cho cây sen, giúp người dân yên tâm sản xuất.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…