Từ đầu tháng 5 đến nay, nông dân ở các huyện ven biển thuộc tỉnh Trà Vinh như: Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải… bước vào vụ thu hoạch cua biển đầu tiên của năm 2024.
Điều phấn khởi là giá cua thịt đang ở mức cao từ 250.000 – 300.000 đồng/kg, nông dân nuôi cua đã thu về từ 150 – 160 triệu đồng/hecta/vụ.
Ông Nguyễn Văn Tòng, ở xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải cho biết, gia đình ông vừa thu hoạch gần 5 công ao cua ( 0,5 hecta đất đều lên ao nuôi cua), nuôi theo phương pháp quảng canh, kết hợp với một số loại cá, tôm sú, tôm thẻ chân trắng… Lượng cua giống được gia đình thả xuống khoản 5.000 con. Ước tính lượng cua thu hoạch được gần 1 tấn.
Nuôi cua, nông dân thu nhập từ 150 – 160 triệu đồng/hecta/vụ.
Theo ông Tòng, nuôi cua biển chỉ mất khoản 4 tháng kể từ khi thả con giống đến lúc thu hoạch, nên 1 năm có thể nuôi được 3 vụ. Đặc biệt, hiệu quả nhất là mùa nắng nóng, lúc này độ mặn lên cao ở thời điểm này cua biển dễ thích nghi nhất, phát triển rất nhanh. Lợi thế nuôi cua biển theo phương pháp quảng canh là không sợ rủi ro như nuôi tôm, bên cạnh đó nuôi cua chi phí đầu vào nhẹ hơn nuôi tôm rất nhiều, thức ăn cho cua cũng rất đơn giản.
Cùng thời điểm này ở ao cua của ông Nguyễn Văn Lắm, ở xã Đông Hải, huyện Duyên Hải cũng đang vào mùa thu hoạch với diện tích ao hơn 1 hecta. Ông cho biết, sản lượng dự kiến cua thu hoạch được khoản 1,5 tấn, giá cua thương phẩm tại ao, thương lái thu mua theo từng loại. Cụ thể cua loại I từ 1-2 con/kg có giá là 400.000 đồng/ ký, đối với cua loại II từ 2-3 con/kg có giá là 250 – 300.000 đồng/kg, còn cua loại III khoản 4 con/kg có giá bán là 200.000 đồng/kg.
Cũng theo ông Lắm, nhiều năm nay ở Trà Vinh, cua được xem là vật nuôi chính của người dân trong vùng. Nhiều hộ không có điều kiện để tiếp tục nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, bên cạnh đó việc chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi cua. Bà con nông dân thu lại giá trị kinh tế khá ổn định, nhờ cua biển thương phẩm có thị trường tiêu thụ khá rộng, kể cả thị trường xuất khẩu, giá cua thương phẩm luôn ổn định ở mức 200 – 300.000 đồng/kg. Riêng dịp lễ, Tết giá có thể lên 300 – 350.000 đồng/kg, cua loại 1 lên đến 500.000 đồng/kg.
Thị trường cua luôn ổn định, dịp lễ, Tết giá cua đỉnh điểm lên đến 500.000 đồng/kg.
Ngành Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã khuyến khích nông dân ở các vùng ven biển trong tỉnh chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng từ nuôi tôm sú, tôm thể bán thâm canh chuyển sang mô hình đa dạng vật nuôi kết hợp, chủ lực là cua. Vì có thị trường ổn định, đảm bảo thu nhập của người dân.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, từ đầu năm đến nay, ở các vùng ven biển của tỉnh đã thả nuôi hơn 70 triệu con của biển giống, diện tích hơn 13.100ha. Sản lượng cua biển đầu tiên trong năm đến nay thu hoạch được 1.735 tấn. Theo kế hoạch năm nay, tỉnh khuyến khích nông dân giữ vững diện tích nuôi cua biển 23.000ha tổng sản lượng cua biển thu hoạch ước tính khoảng 6.500 tấn, tăng 100 tấn so với cùng kỳ năm 2023.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động NHCSXH đã và đang dốc lòng, dồn sức cùng chung tay khắc phục hậu quả của bão lũ, chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.
Nhờ vào những chính sách của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người con đồng bào Mông, huyện Mường Lát, với quyết tâm cao xóa bỏ những hủ tục, lối sống lạc hậu đã tồn tại hàng trăm năm để xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh, đến nay đã có nhiều bước thành công. Kết quả đó được xem là điểm sáng trong xây dựng NTM của huyện.