Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2024 | 15:12

Thúc đẩy "tri thức hoá nông dân"

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân".

Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chính phủ ban hành Nghị quyết 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động

Mục tiêu của Chương trình nhằm tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 46-NQ/TW; thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức quán triệt, triển khai; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của Hội nông dân Việt Nam. 

 Xác định các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể để Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các bộ, ngành, địa phương) tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 46-NQ/TW. Gắn việc thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về "Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh"; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. 

7 nhiệm vụ trọng tâm

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung được giao kịp thời:

1- Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị;

2- Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân, nâng cao hiệu quả phong trào nông dân;

3- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ hội đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;

4- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi duỡng nghề cho nông dân, lao động nông thôn và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh;

 5- Động viên nông dân tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động;

6- Phát huy vai trò của hội nông dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;

7- Chủ động hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh đối ngoại nhân dân.

Tạo điều kiện cho lao động nông thôn học nghề, nâng cao trình độ

Trong đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải tạo điều kiện, khuyến khích nông dân, lao động nông thôn học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; mở rộng hoạt động tư vấn về nghề nghiệp, việc làm, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân"; giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong truyền nghề, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nông dân.

Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tổ chức tốt hoạt động cung ứng trang thiết bị, vật tư nông nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ nông dân đầu tư cơ sở sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi hiện đại, ứng dụng công nghệ cao gắn với quy trình sản xuất an toàn, tiên tiến; phát triển sản xuất gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Nghiên cứu xây dựng cơ chế để hội nông dân tham gia cung cấp một số dịch vụ công hỗ trợ cho hội viên, nông dân.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hỗ trợ vốn cho nông dân; nghiên cứu, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình hội nông dân tín chấp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh để đề xuất triển khai các giải pháp phù hợp theo quy định...

 

Phương Nhi/Chinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động NHCSXH đã và đang dốc lòng, dồn sức cùng chung tay khắc phục hậu quả của bão lũ, chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

  • Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Từ nguồn vốn vay tín chấp của Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) Quảng Nam, thông qua các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh, nhiều nông dân đã có điều kiện đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

  • Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội giúp người dân “an cư, lạc nghiệp”

    Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội giúp người dân “an cư, lạc nghiệp”

    Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm.

  • Đồng thuận, chung sức, Thạch Liên đạt NTM nâng cao

    Đồng thuận, chung sức, Thạch Liên đạt NTM nâng cao

    Là địa phương gặp nhiều khó khăn khi triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng nhờ phát huy truyền thống cách mạng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân đồng tình ủng hộ, Thạch Liên đã và đang chuyển mình mạnh mẽ bằng một diện mạo hoàn toàn mới với những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội, trở thành điểm sáng ở cửa ngõ phía Bắc của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

  • Chuyển đổi số tạo đà phát triển du lịch nông thôn

    Chuyển đổi số tạo đà phát triển du lịch nông thôn

    Đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa, Thừa Thiên - Huế có lợi thế để khai thác, phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. Địa phương đang đẩy mạnh chuyển đổi số để du lịch nông thôn đi vào thực chất, hiệu quả.

  • Mù Cang Chải thoát nghèo nhờ cây sơn tra

    Mù Cang Chải thoát nghèo nhờ cây sơn tra

    Người Mông trên những dải núi cao Mù Cang Chải (Yên Bái) từ bao đời nay coi cây sơn tra là "người bạn" rất mực thủy chung của họ. Cây sơn tra đã giúp đồng bào Mông từng bước xóa đói giảm nghèo.

Top