Với 14.629 ha đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp được nông dân trên toàn tỉnh Hưng Yên chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, trong đó, diện tích cây nhãn có 4.815 ha, cây vải 1.313 ha, diện tích chuối 2.617 ha, cây cam có 1.819 ha, cây bưởi 2.122 ha, còn lại là các cây ăn quả khác.
Những loại cây ăn quả này không những cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao còn góp phần gia tăng giá trị canh tác, từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững.
Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả tập trung
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị, ngày 27/8/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1987/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025 (viết tắt là đề án). Mục tiêu đến năm 2025, dự kiến cây ăn quả toàn tỉnh có 17,5 nghìn hecta. Trong định hướng phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung đến năm 2025, tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan, địa phương giữ ổn định diện tích nhãn tối đa 5.000 ha; trong đó tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng những giống nhãn đặc sản, giống nhãn chín muộn chất lượng tốt.
Trồng vải trứng Hưng Yên theo hướng tập trung tại xã Phan Sào Nam (Phù Cừ)
Cây cam giữ ổn định diện tích trồng khoảng 2.000 ha tại các vùng trồng hiện nay, cải tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư thâm canh, ghép cải tạo giống, thay thế bằng giống mới... Cây chuối phát triển ổn định diện tích khoảng 3.000 ha tại các vùng sản xuất hiện nay; cải tạo, thay thế bằng giống nuôi cấy mô sạch bệnh để nâng cao chất lượng, giảm sâu bệnh.
Cây vải, phát triển, mở rộng diện tích từ 800 – 1.000 ha, nâng tổng diện tích trồng vải tại các huyện Phù Cừ và Ân Thi... đến năm 2025 đạt khoảng 2.000 ha, trong đó, mở rộng diện tích trồng vải trứng Hưng Yên chiếm khoảng 30% diện tích.
Cây ổi, phát triển, mở rộng thêm 800 – 1.000 héc-ta tại các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Kim Động... nâng diện tích trồng ổi đến năm 2025 đạt khoảng 1,7 nghìn ha. Cây bưởi, phát triển, mở rộng thêm 700 - 800 héc-ta, tại thành phố Hưng Yên, các huyện: Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ, Kim Động... nâng diện tích trồng bưởi đến năm 2025 đạt 2,5 nghìn héc-ta.
Đối với diện tích trồng hoa, tỉnh định hướng phát triển, mở rộng khoảng 500 héc-ta diện tích trồng hoa tại các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động, thành phố Hưng Yên... nâng diện tích trồng hoa trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt 1,5 nghìn héc-ta. Đối với cây cảnh, phát triển, mở rộng khoảng 120 héc-ta tại các huyện Khoái Châu, Kim Động, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ... nâng diện tích cây cảnh của tỉnh đến năm 2025 đạt 1 nghìn héc-ta.
Thực hiện đề án, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, đồng thời phối hợp với các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Bố trí kế hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong quá trình sản xuất.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuấn VietGAP trên một số loại cây ăn quả chủ lực của tỉnh. Bảo quản quả bằng công nghệ màng, chiếu xạ, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh, kho lạnh, điều khiển nhiệt độ ấm tự động. Sử dụng công nghệ thời tiết - môi trường iMetos dự báo, cảnh báo thời tiết - môi trường, thiên tai và sâu bệnh cho cây trồng. Cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi; nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống giao thông trục chính và nội đồng; xây dựng bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho vùng cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung. Xây dựng nhà sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm. Đồng thời, thực hiện tốt các giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.
Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Huyện Khoái Châu có đất đai màu mỡ, hệ thống sông, hồ bao quanh, khí hậu ôn hòa với hơn 8.800 ha đất nông nghiệp. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nông dân xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) chuyển sang trồng cam mang lại thu nhập cao.
Bằng hình thức chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản cho giá trị kinh tế cao. Do vậy, diện tích trồng cây ăn quả của huyện hằng năm tăng nhanh; đến nay đạt hơn 3.900 ha, tăng khoảng 1.000 ha so với năm 2015. Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển mạnh theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô lớn, gắn với nhu cầu của thị trường.
Anh Nguyễn Văn Tiến, ở thôn Mạn Xuyên, xã Tứ Dân (Khoái Châu) cho biết: Được địa phương tạo điều kiện, gia đình tôi đã chuyển đổi toàn bộ diện tích ruộng cấy lúa, trồng ngô kém hiệu quả sang trồng 20 mẫu cây cam đường canh theo quy trình VietGAP và 5 mẫu hoa đào, mỗi năm mang lại cho gia đình tôi thu nhập hơn 3 tỷ đồng.
Anh Phạm Đức Long, Giám đốc Hợp tác xã nông sản sạch Minh Bảo, xã Bình Kiều cho biết: Để phát huy hiệu quả trồng nhãn, hợp tác xã tích cực vận động thành viên chuyển đổi sang trồng các giống nhãn chất lượng, đặc sản. Toàn bộ diện tích nhãn của hợp tác xã được sản xuất theo quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Nhãn quả VietGAP có mã đẹp, quả đều, chi phí sản xuất giảm 10% so với sản xuất truyền thống, năng suất cao hơn từ 15% trở lên. Ngoài ra, nhãn quả VietGAP được thương lái tới tận vườn thu mua, giá bán cao hơn khoảng 20% so với thị trường do đáp ứng được mẫu mã và chất lượng.
Đến nay, trên địa bàn huyện Khoái Châu có nhiều vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực như: Vùng trồng nhãn ở các xã: Hàm Tử, Bình Kiều, An Vĩ, Đông Kết; vùng trồng chuối ở các xã: Tứ Dân, Tân Châu, Đại Tập; vùng trồng cây có múi ở các xã: Đông Tảo, Dạ Trạch, Phùng Hưng, Dân Tiến; vùng sản xuất cây cảnh ở các xã: Bình Minh, Đông Tảo... Hiện tại, nhiều mô hình chuyển đổi đã có sự liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua các mô hình hợp tác xã như: Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nhãn tại Hợp tác xã nông sản sạch Minh Bảo, xã Bình Kiều, Hợp tác xã nhãn Miền Thiết, xã Hàm Tử; liên kết sản xuất, tiêu thụ các loại cây có múi tại Hợp tác xã nông sản Phú Quý, xã Tân Dân...
Để thực hiện việc chuyển đổi cây trồng và mở rộng diện tích cây ăn quả thành công, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, đồng thời phối hợp với các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Bố trí kế hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong quá trình sản xuất. Tiếp tục thực hiện kế hoạch tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuấn VietGAP trên một số loại cây ăn quả chủ lực của tỉnh. Bảo quản quả bằng công nghệ màng, chiếu xạ, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh, kho lạnh, điều khiển nhiệt độ ấm tự động. Sử dụng công nghệ thời tiết - môi trường iMetos dự báo, cảnh báo thời tiết - môi trường, thiên tai và sâu bệnh cho cây trồng. Cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi; nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống giao thông trục chính và nội đồng; xây dựng bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho vùng cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung. Xây dựng nhà sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm. Đồng thời, thực hiện tốt các giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…