Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 24 tháng 6 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 16 tháng 6 năm 2024 | 9:22

Long An tập trung khôi phục các vườn cây ăn trái sau hạn, mặn

Tình trạng hạn, mặn kéo dài trong mùa khô 2023-2024 đã ảnh hưởng rất lớn đến diện tích cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Long An. Nhiều diện tích đã bị suy kiệt, héo lá. Vì vậy, khi mưa xuống, nông dân khẩn trương xử lý và chăm sóc để vườn cây sớm phục hồi.

Nông dân cần bón thêm vôi để giúp cây chống chịu với phèn

Cắt cỏ trong vườn, xả phèn trong mương nước, rải vôi, bón phân hữu cơ kích thích ra rễ, phun thuốc phòng trừ dịch bệnh,... là các biện pháp được ông Nguyễn Minh Trường (xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức) thực hiện sau khi vườn chanh 1ha của ông đón được những cơn mưa đầu mùa. Nhờ tích cực chăm sóc nên những cây chanh bị ảnh hưởng nhẹ đã đâm chồi, xanh tươi trở lại. Tuy nhiên, trong vườn có vài chục gốc chanh khoảng 4-5 năm tuổi, sức chống chịu hạn chế, cây bị suy kiệt nhiều, khả năng phục hồi kém cần phải phá bỏ và trồng lại mới.

Ông Trường chia sẻ: “Ước tính chi phí phục hồi vườn cây và xử lý cho đợt trái mới, nuôi dưỡng đợt trái cũ lên đến 50 triệu đồng thay vì 30 triệu đồng như mọi năm. Mặc dù tốn kém gần gấp đôi nhưng sản lượng thu được của vườn chanh chỉ từ 20-30% so với vụ trước hạn, mặn”.

Anh Nguyễn Minh Tâm (xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức) cho biết: “Nhờ vườn chanh của tôi mới 2 năm tuổi, sức chống chịu còn cao, cộng với được tập trung chăm sóc kịp thời nên không bị ảnh hưởng nặng. Hiện 120 gốc chanh của gia đình tôi đã lấy lại sức sống và phát triển tốt”.

Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bến Lức, thời điểm này, những trái chanh neo trên cây trong mùa khô hạn vừa qua đã phát triển trở lại và chuẩn bị cho thu hoạch. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng giảm khoảng 20-40%. Giá chanh cũng đang ở mức thấp làm cho nông dân gặp nhiều khó khăn.

Toàn huyện có gần 1.500ha chanh có khả năng giảm năng suất do ảnh hưởng của hạn, mặn. Ngoài sự chủ động của người dân, các cơ quan chuyên môn cũng đẩy mạnh tuyên truyền đến hộ dân về kỹ thuật chăm sóc vườn cây sau hạn, mặn để giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bến Lức - Nguyễn Văn Cơ khuyến cáo: “Khi xảy ra mưa to, nông dân không nên trữ nước ở trong các mương nước, phèn trong đất nhiều khả năng cao sẽ được phóng thích hòa lẫn vào nước trong các mương vườn. Đồng thời, tại những khu vực mà trước đây người dân sử dụng nước nhiễm mặn thấp để tưới thì lượng muối còn nằm ở trên tầng đất mặt nên khi mưa xuống, lượng muối đó sẽ theo nước mưa chảy xuống những kênh, mương, nông dân cần chủ động thoát lượng nước này ra. Ngoài ra, nông dân cũng cần bón vôi, phân hữu cơ để vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa cải tạo đất”.

Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bất lợi từ hạn, mặn, nông dân hiện bắt tay khôi phục vườn cây ăn trái. Cùng với hy vọng về một mùa vụ mới, nông dân vẫn còn đó những nỗi lo về biến đổi khí hậu và biến động thị trường. Để nông dân an tâm sản xuất và thích ứng tốt hơn vào những mùa hạn, mặn tiếp theo, chính quyền địa phương và ngành chức năng cần có những giải pháp căn cơ, lâu dài, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương./.

 

Minh Tuệ/Báo Long An
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Chương trình OCOP, lực đẩy phát triển kinh tế nông thôn

    Chương trình OCOP, lực đẩy phát triển kinh tế nông thôn

    Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có nhiều tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn.

  • Báo chí với công tác giảm nghèo bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

    Báo chí với công tác giảm nghèo bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

    Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Để hoàn thành mục tiêu, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ, báo chí đã có đóng góp không nhỏ, nhất là với nhiệm vụ và vai trò của mình, làm thay đổi nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo bền vững, trong đó có hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị.

  • Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực, báo chí đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Quảng Trị.

Top