Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 21 tháng 6 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2024 | 10:6

Sóc Trăng bàn giải pháp nâng cấp hạ tầng vùng nuôi tôm

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, vừa dẫn đầu đoàn công tác đi thị xã Vĩnh Châu để khảo sát hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản.

Ông Trần Văn Lâu (chỉ tay vào bản đồ) kiểm tra cống ở xã Vĩnh Hiệp.

Đoàn đã thực địa tại khu vực cầu Chợ Kinh (giáp huyện Mỹ Xuyên), khảo sát các cống thủy lợi ven sông Mỹ Thanh, cống Nopol ở xã Vĩnh Tân, cống số 5 tại đê biển xã Vĩnh Tân và vùng nuôi trên 500 ha của Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta. 

Tại các khu vực cống được khảo sát, lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng và đoàn công tác nhận thấy hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản còn nhiều bất cập, lượng nước mặn từ biển Đông không đủ vào các kênh dẫn vào vùng nuôi của doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt là đoạn kênh của xã Vĩnh Tân nối đường Nam Sông Hậu đến cống Nopol đã cạn nước, gây khó khăn cho người nuôi tôm.

Làm việc với lãnh đạo vùng nuôi trồng thủy sản của Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Ta, đoàn công tác nắm được tình hình khó khăn của doanh nghiệp và người nuôi tôm vì con giống nhiễm bệnh, giá thành sản xuất cao nhưng giá bán tôm nguyên liệu khá thấp. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp mua thức ăn cho tôm với giá chỉ 27.000 đồng/kg thì người nuôi nhỏ lẻ phải mua với giá trên 40.000 đồng/kg nên chi phí nuôi tôm quá cao khiến nông dân không có lãi. 

Ông Trần Văn Lâu làm việc với Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Ta.

Ngoài khó khăn về con giống, nguồn nước, điện phục vụ cho vùng nuôi, lãnh đạo doanh nghiệp có trên 4.000 lao động cho biết đã chuyển đổi hướng nuôi tôm bằng cách thả mật độ cao, rút ngắn thời gian nuôi để thu hoạch tôm kích cỡ nhỏ (khoảng 100 con/kg), thay vì nuôi tôm cỡ lớn như trước đây. Đây cũng là cách làm có hiệu quả của doanh nghiệp và nông dân Vĩnh Châu để “né” dịch bệnh, vì nếu nuôi tôm càng lâu (để lấy kích cỡ lớn) thì rủi ro càng cao. 

“Hiện nay, nhiều nông dân còn chọn hướng bán tôm kích cở nhỏ cho các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Các doanh nghiệp Trung Quốc mua tôm ao bạt thì chỉ chọn màu tôm, ít kiểm kháng sinh và mua tôm kích cỡ nhỏ giá cao hơn các nhà máy”, đại diện một doanh nghiệp chia sẻ.

Trao đổi với đại diện vùng nuôi của Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Ta, lãnh đạo sở, ngành và Thị ủy, UBND thị xã Vĩnh Châu, ông Trần Văn Lâu khẳng định, Sóc Trăng xác định ngành nông nghiệp là chủ đạo của nền kinh tế của địa phương. Vì vậy, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng rất quan tâm đến hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản cùng với hệ thống giao thông để vận chuyển hàng hóa nông, thủy sản và hạ tầng điện để phục vụ cho việc nuôi tôm. Toàn tỉnh có 50 cống thủy lợi nhưng thị xã Vĩnh Châu có đến 35 cống, chủ yếu là phục vụ cho vùng nuôi thủy sản, còn lại 15 cống phân bố tại cù Lao Dung và Trần Đề. Với số lượng cống như vậy, lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu chính quyền thị xã Vĩnh Châu phải xác định điều quan trọng để cùng với tỉnh và các ngành để quan tâm đến ngành Nông nghiệp, trong đó có hạ tầng thủy lợi, con giống, giá vật tư phân bón và giá thành nông, thủy sản. 

Vì vậy, những dự án thủy lợi có quy mô lớn, mang tính lâu dài thì ngành Nông nghiệp đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ; còn những dự án cấp thiết và phục vụ trước mắt cho người dân thì tỉnh sẽ đầu tư. Đối với cống số 5 ở đê biển, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh với thị xã Vĩnh Châu cần nghiên cứu, thiết kế sao cho phù hợp với việc mở rộng đê biển nhưng không ảnh hưởng đến vùng nuôi của người dân và doanh nghiệp. 

Ông Lâu đề nghị Sở Công Thương Sóc Trăng quan tâm đến cung cấp đủ điện cho nuôi tôm, tìm thị trường cho tiêu thụ tôm; Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ con giống thủy sản chất lượng và vật tư nuôi trồng thủy sản cũng như vật tư nông nghiệp.v

Theo ông Trần Văn Lâu, việc thực hiện các công trình, dự án phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và chính trị. Nếu không đảm bảo các hiệu quả đó thì không nên làm, đặc biệt là không lấy hiệu quả kinh tế mà bỏ qua hiệu quả về xã hội và chính trị. 

Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng còn lưu ý địa phương có vùng nuôi thủy sản phải tăng cường xã hội hóa khi thực hiện các công trình, vì nếu chỉ trông chờ vào vốn đầu tư công thì sẽ khó hoàn thành các dự án phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.

 

Cao Xuân Lương
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực, báo chí đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Quảng Trị.

  • Tự hào là nhà báo của nhà nông

    Tự hào là nhà báo của nhà nông

    “Yêu người bao nhiêu ta càng yêu nghề bấy nhiêu”, và yêu những người nông dân bao nhiêu, tôi càng yêu nghề báo bấy nhiêu.

  • Báo chí, bạn đồng hành trong xây dựng NTM ở Thanh Hoá

    Báo chí, bạn đồng hành trong xây dựng NTM ở Thanh Hoá

    Để hiểu rõ hơn vai trò, đóng góp của báo chí trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở địa phương, phóng viên Tạp chí Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hoá, Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh Thanh Hoá.

Top