Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 26 tháng 7 năm 2022 | 23:19

Người dân ngao ngán “vấn nạn” xẻ đồi, bạt núi lấy đất chở đi bán

Tình trạng “xẻ đồi, bạt núi” lấy đất đưa đi bán cho nhà máy sản xuất gạch hoặc sử dụng cho mục đích san lấp mặt bằng… ngày càng phức tạp, chủ yếu diễn ra tại các khu vực nông thôn. Cần có chế tài mạnh tay hơn.

Ngang nhiên xẻ đồi khai thác đất lậu giữa ban ngày
 
Người dân sinh sống trên tại xóm 3, thôn Kim Phát, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), phản ánh tình trạng xẻ đồi, bạt núi và chở đi bán trái phép… Cụ thể, tại khu vực giáp ranh giới với huyện Lâm Hà, người dân phát hiện tình trạng khai thác đất trái phép suốt ngày, đêm nhưng không bị chính quyền địa phương kịp thời kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn. Doanh nghiệp ngang nhiên xẻ cả một quả đồi rồi múc đất lên xe tải chở đi san lấp khắp nơi trên địa bàn xã Bình Thạnh.
 
Báo chí đã ghi nhận và thông tin, tại thời điểm, liên tục có đến 5 xe ben BKS: 49C- 129.50; 48C- 142.92; 49C: 171.06; 49C- 167.10… và 4 xe công nông đầu kéo chở đất từ mỏ đá này đi đổ đất san lấp mặt bằng trên địa bàn xã Bình Thạnh, đặc biệt là địa bàn thôn Kim Phát.
 
Qua đó, xe ben 48C-142.92, sau khi “ăn no đất”, xe này không chạy thẳng ra đường lớn, hay chạy dọc QL27 mà lòng vòng hơn 1km đường liên thôn, cắt ngang qua QL27 vào đường liên thôn có cổng trào "Thôn Kim Phát" đi khoảng 300m đến địa điểm đổ đất san lấp mặt bằng trong xã Bình Thạnh.
img-bgt-2021-04-1658351968-width1280height720.jpg
Nghênh ngang xẻ nguyên ngọn đồi khai thác đất lậu giữa ban ngày
Ông N.V.T trú tại thôn Kim Phát, xã Bình Thạnh, bức xúc cho biết: “Từ năm ngoái đến nay bên địa bàn thị trấn Đinh Văn cách nhà tôi khoảng hơn 200m, không còn tình trạng xe ben chở đất. Tuy nhiên, giáp ranh giới thị trấn Đinh Văn, bên thôn Kim Phát chúng tôi, xe ben, xe công nông chở đất cứ chạy ầm ầm giữa ban ngày. Đường bê tông liên thôn thuộc xã Bình Thạnh cứ gồng mình gánh những chuyến xe ben chở đất có ngọn, người dân tha hồ hưởng bụi. Mỗi khi người dân đi xe máy trong đường liên thôn gặp xe ben, xe công nông chở đất đều phải tạt xe vào rẫy cà phê để nhường đường cho những xe chở đất đi qua”.
 
Trao đổi báo chí, ông Đỗ Văn Hiền, chủ tịch UBND xã Bình Thạnh cho biết: “Thôn Kim Phát giáp ranh giới huyện Lâm Hà, bên huyện Lâm Hà đang làm đường, nên trước đây có một ụ đất sát dự án làm đường, các đối tượng khai thác đất lậu lợi dụng để khai thác đất lậu, chính quyền xa đã xử lý rồi. Còn thông tin phóng viên cung cấp về mỏ đất này, để tôi chỉ đạo anh em xác minh”.
 
Được biết, chủ mỏ đất lậu là ông Th. trú tại thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà. Tuy nhiên, địa bàn huyện Lâm Hà 2 năm nay chính quyền lắp camera trên một ngọn đồi cao, xử lý nghiêm các mỏ khai thác khoáng sản đất, đá, cát lậu, nên ông Th. chuyển sang khai thác mỏ đất lậu tại xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, và hoạt động nghênh ngang giữa ban ngày.
 
Phạt doanh nghiệp khai thác đất trái phép gần 600 triệu đồng

Công ty CP đầu tư xây dựng Bắc Trung Nam JSC bị xử phạt hành chính số tiền 90 triệu đồng và phải nộp 490 triệu đồng, tương đương với giá trị phương tiện sử dụng trái phép để vi phạm hành chính.

Ngoài ra, Công ty CP đầu tư xây dựng Bắc Trung Nam JSC nộp lại gần 18 triệu đồng bằng giá trị tang vật là khoáng sản có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính; buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường.

Trước đó, Công an huyện Yên Thế phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế (Bắc Giang) tiến hành kiểm tra hoạt động nạo vét lòng sông Sỏi, đoạn qua địa thôn Tân Sỏi và Tân Kỳ, xã Đồng Tâm.

Tại thời điểm kiểm tra, Công ty CP Đầu tư xây dựng Bắc Trung Nam JSC đang đào đắp lấy đất trái phép, không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Tổ công tác xác định vị trí vi phạm giáp sông Sỏi, thuộc thửa đất 123, tờ bản đồ số 11 tại thôn Đồng Kỳ. Với diện tích bề mặt là 356,4 m2, độ sâu bình quân 0,7m; tổng khối lượng đất đã lấy là 249,5 m3.

 

d.gif
Hiện trường khu vực khai thác khoáng sản trái phép của Công ty CP Đầu tư xây dựng Bắc Trung Nam JSC.

Theo Sở Tài Nguyên và Môi trưởng tỉnh Bắc Giang, hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông Sỏi thuộc địa bàn các xã, thị trấn: Bố Hạ, Tân Sỏi, Đồng Kỳ và Đồng Tâm (huyện Yên Thế, Bắc Giang) được UBND tỉnh cấp phép cho Công ty TNHH Đại Hoàng Dương, Cụm công nghiệp Yên Mỹ (Lạng Giang) với 6 khu, tổng diện tích 14,6 ha; thời gian 8 năm (2018-2026).

Trước đó ngày 13/10/2020, Công ty TNHH Đại Hoàng Dương nộp đơn đề nghị chuyển nhượng quyền cho Công ty CP Đầu tư xây dựng Bắc Trung Nam JSC có văn bản quyền cho doanh nghiệp này tổ chức khai thác, kinh doanh mỏ cát.

Bộ Công an vào cuộc

Được biết, C05 - Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh toàn bộ vụ việc khai thác đất cát trái phép tại Khu công nghiệp Phước Nam (gọi tắt KCN Phước Nam, ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) mà báo chí đã có nhiều phản ánh.

Cụ thể, C05 đang phối hợp với Thanh tra Sở TN-MT Ninh Thuận khám nghiệm lại hiện trường vụ việc Công ty CP Đầu tư Phước Nam - Ninh Thuận (gọi tắt Cty Phước Nam - Ninh Thuận) khai thác đất cát tại KCN Phước Nam nhằm xác định chính xác khối lượng đất, cát khai thác trái phép để xử lý đầy đủ hành vi vi phạm.

Theo công văn phản hồi của Sở TN-MT Ninh Thuận gửi báo báo chí, Sở này đã kết hợp với UBND huyện Thuận Nam tiến hành đo đạc tại thực địa và xác định khối lượng đất Cty Phước Nam - Ninh Thuận đã khai thác tại giai đoạn 2 là khoảng 5.000 m3. Hiện Sở TN-MT Ninh Thuận đang tiến hành các thủ tục liên quan để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với công ty này.

 

da.gif
Chủ đầu tư KCN Phước Nam đã cho khai thác hơn 5.000m3 đất trái phép. Ảnh L.H

 

Ông Lê Thành Phong - Chánh Thanh tra Sở TN-MT tỉnh Ninh Thuận, cho biết: Cty Phước Nam - Ninh Thuận đã khai thác 5.000 m3 đất tại khu vực giai đoạn 2 để đắp bờ hồ giữ nước, rửa cát. Đối với khối lượng đất trên còn tại hiện trường, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tịch thu. Riêng đối với hành vi rửa cát của công ty này, ông Phong cho biết đã làm việc với Sở Xây dựng tỉnh và xác định hành vi này không nằm trong quy định xử phạt của hoạt động xây dựng.

Như báo chí đã phản ánh, KCN Phước Nam được quy hoạch rộng 370ha, khởi công 15 năm nay nhưng chậm tiến độ nghiêm trọng. UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đồng ý cho chủ đầu tư KCN Phước Nam là Cty Phước Nam - Ninh Thuận thu hồi hơn 387.000 m3 đất san lấp từ thi công các trục đường dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phước Nam giai đoạn 1 từ ngày 16/4 - 31/10/2022.

Tuy nhiên, chủ đầu tư KCN Phước Nam đã tổ chức tận thu đất, rửa cát sử dụng vào thi công các tuyến đường khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Chủ đầu tư còn vận chuyển, tập kết đất về khu vực có hồ chứa nước thuộc giai đoạn 2 của dự án để sàng, rửa lấy cát. Sau phản ánh của báo chí, ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra tại hiện trường KCN Phước Nam vào chiều 3/6/2022.

 

 

Hữu Thắng - Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top