Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 năm 2024  
Thứ hai, ngày 12 tháng 9 năm 2016 | 2:10

Nhãn Hà Nội chín muộn, mua 5 tặng 1 vẫn ế

Theo Zing

Dù có giá bán chỉ từ 30.000 đồng/kg, mua 5 tặng 1, nhưng nhãn chín muộn vị ngọt lịm có xuất xứ từ huyện Hoài Đức (Hà Nội) và một số tỉnh Tây Bắc vẫn không hút khách mua.
Nhãn chín muộn của huyện Hoài Đức (Hà Nội) có giá 30.000 đồng/kg vẫn ít người mua. Ảnh: Kiều Vui
Nhãn chín muộn của huyện Hoài Đức (Hà Nội) có giá 30.000 đồng/kg vẫn ít người mua. Ảnh: Kiều Vui

Từ ngày 9/9 – 15/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Bắc bộ tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại (Hà Nội).

Một trong những mặt hàng chủ lực được bày bán nhiều tại hội chợ này là nhãn chín muộn. Loại có xuất xứ từ huyện Hoài Đức (Hà Nội) giá chỉ 30.000 đồng/kg và khách mua 5 kg tặng 1 kg.

Theo ghi nhận, loại nhãn này có kích thước to hơn so với nhãn quê, màu vàng sậm, vỏ mỏng, cùi dày, vị ngọt lịm. Trên các chùm nhãn còn lá xanh.

Chủ một quầy bán nhãn Hoài Đức ở hội chợ này cho hay, chỉ đưa một lượng vừa phải ra bán, khi khách mua hết số được bày bán ở quầy họ mới về vườn hái tiếp để đảm bảo nhãn được tươi, ngon.

Ngoài nhãn Hà Nội, tại hội chợ còn bán rất nhiều nhãn Sơn La nhưng giá đến 45.000 đồng/kg.

Dù được giới thiệu là sản phẩm đã được chứng nhận an toàn, chất lượng cao, nhưng lượng khách hỏi mua rất thưa thớt. Nhiều kệ nhãn bán cả ngày vẫn còn nguyên như vừa dọn ra.

Bà Nguyễn Thị Duyên (Cầu Giấy, Hà Nội), cho hay sở dĩ bà không mua nhãn vì không tin đó là nhãn chín muộn của Việt Nam.

“Nếu là nhãn chín muộn, quý hiếm như thế làm gì có giá rẻ như vậy? Gần đây, báo chí cảnh báo nhiều về tình trạng nhãn Trung Quốc đội lốt đặc sản Việt nên tôi rất hoang mang”, bà Duyên nói.

Trong khi đó, chị Hà Linh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết không mua nhãn vì loại trái cây này khá nóng.

Nhãn Hà Nội chín muộn, mua 5 tặng 1 vẫn ế - ảnh 1
Nhãn chín muộn của Sơn La có giá 45.000 đồng/kg cũng không hút khách. Ảnh: Kiều Vui.
Thanh Hoa – nhân viên bán hàng ở đây giải thích giống nhãn mới này năng suất khá cao, lại có kích thước to hơn nên giá thành rẻ.

Về sự chênh lệch giữa giá nhãn Hà Nội và Sơn La, Hoa cho rằng có thể là do chi phí vận chuyển.

“Chẳng hạn cùng là thanh long ruột đỏ, loại có xuất xứ từ Bình Thuận chúng tôi bán 78.000 đồng/kg trong khi các quầy thanh long xứ Đoài (Sơn Tây, Hà Nội) lại chỉ bán với giá 50.000 đồng/kg”, Hoa dẫn chứng.

Gần đây, thị trường phía Bắc xôn xao thông tin nhãn Miền Thiết, loại nhãn trồng ở Hưng Yên được xử lý bằng xông lưu huỳnh để làm vỏ sạch nấm mốc và cho mẫu mã đẹp, sáng bóng trước khi đưa ra thị trường.

Thông tin này ngay lập tức đã làm cho giá nhãn giảm xuống 50%, người trồng lỗ nặng. Nếu như trước đây họ bán được 20-30 tấn nhãn/ngày thì giờ chỉ còn khoảng 5-7 tấn/ngày.

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách: “Điểm sáng”, “trụ cột” an sinh xã hội

    Tín dụng chính sách: “Điểm sáng”, “trụ cột” an sinh xã hội

    Nhấn mạnh phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 định hướng lớn thời gian tới để tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là “điểm sáng”, “trụ cột” trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, giúp những người khó khăn phát huy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống.

  • Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW: Long Phú phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

    Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW: Long Phú phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

    Xác định công tác giảm nghèo, đảm bảo chính sách an sinh xã hội luôn là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Huyện uỷ, UBND huyện Long Phú (Sóc Trăng) thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội trên địa bàn.

  • Vốn chính sách xã hội Lào Cai giúp 123.000 hộ dân thoát nghèo

    Vốn chính sách xã hội Lào Cai giúp 123.000 hộ dân thoát nghèo

    Hôm nay (26/7), tỉnh Lào Cai tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

  • Bình Sơn phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 8/2025

    Bình Sơn phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 8/2025

    Bình Sơn (Quảng Ngãi) đặt mục tiêu đến hết tháng 8/2025 duy trì 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có nhiều xã hướng đến xây dựng NTM nâng cao; đến quý I/2025 hoàn thành hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận huyện NTM; cuối năm 2025 trở thành đô thị loại IV, làm tiền đề để phát triển huyện Bình Sơn trở thành thị xã.

  • Kinh tế nông nghiệp Hải Phòng chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả

    Kinh tế nông nghiệp Hải Phòng chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả

    Hải Phòng là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 45), với những định hướng cụ thể, rõ ràng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hải Phòng đã có sự chuyển dịch đúng hướng.

  • Tâm sự của một Bí thư Đảng ủy xã

    Tâm sự của một Bí thư Đảng ủy xã

    Là một trong những xã trên đà về đích NTM đúng tiến độ đề ra, bà Vũ Thị Tư, Bí thư Đảng uỷ xã Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai) đã trải lòng với phóng viên Tạp chí Kinh tế nông thôn về quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại địa phương với nhiều trăn trở, tâm huyết và thành quả đáng tự hào.

Top