Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2021 | 9:10

Những mô hình VAC hiệu quả ở Long An

PGS. TS. Mai Thành Phụng, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam kiêm Trưởng Đại diện Chi nhánh phía Nam vừa đến thăm một số mô hình VAC tiêu biểu của Hội Làm vườn tỉnh Long An.

Với mục đích tìm hiểu những thông tin thực tế để có thể đánh giá toàn diện về các mô hình VAC, nhằm xây dựng kế hoạch hỗ trợ hoạt động của Hội Làm vườn (HLV) ở các tỉnh, thành phía Nam trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, PGS. TS. Mai Thành Phụng, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam kiêm Trưởng Đại diện Chi nhánh phía Nam vừa đến thăm một số mô hình VAC tiêu biểu của Hội Làm vườn tỉnh Long An. 

image001.jpg
Tham quan mô hình trồng gấc của ông Dương Hoàng Tín, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Tâm (thành phố Tân An).

 

Cùng đi với đoàn có ông Nguyễn Văn Mười, Chánh Văn phòng Chi nhánh phía Nam Hội Làm vườn Việt Nam; ông Nguyễn Văn Thiện, Tổng Giám đốc Công ty CP Thế giới thông minh.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Hội Làm vườn Long An cùng đoàn thăm mô hình trồng gấc của ông Dương Hoàng Tín, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Tâm (thành phố Tân An).

Mô hình này  được xây dựng trên diện tích khoảng 7ha, cải tạo từ những vườn trồng thanh long hiệu quả kinh tế thấp. Lý do chọn cây gấc vì nhẹ vốn đầu tư, mau thu hoạch (trồng 6 tháng là bắt đầu thu hoạch), có thể tự chế biến dự trữ khi gặp trở ngại trong tiêu thụ; năng suất bình quân 15 tấn/ha/năm; lợi nhuận bình quân khoảng 6.000 đồng/kg.

Hiện, thị trường tiêu thụ quả gấc chưa nhiều như các loại cây ăn trái khác, nhưng vẫn có những tín hiệu tích cực về loại trái cây có nhiều giá trị dinh dưỡng này. HTX mong muốn mở rộng diện tích sản xuất nhưng đầu ra hiện chưa có doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu, chủ yếu qua thương lái, vì vậy, nếu tăng quy mô sản xuất sẽ rủi ro trong tiêu thụ. Sắp tới, Chi nhánh phía Nam Hội Làm vườn Việt Nam sẽ hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp chuyên chế biến và xuất khẩu gấc để ký kết hợp tác bao tiêu đầu ra cho HTX. 

image003.jpgThăm mô hình trồng bưởi hữu cơ ở xã Nhơn Thạnh Trung, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

 

Cũng trên địa bàn thành phố Tân An, đoàn công tác đến thăm mô hình trồng 200 cây bưởi da xanh ba năm tuổi của chị Mai Thị Phượng ở xã Nhơn Thanh Trung. Sau khi tham quan mô hình thực tế và lắng nghe mong muốn của chị Mai, PGS.TS. Mai Thành Phụng đã tư vấn định hướng sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học gắn với truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu sản phẩm để nâng cao giá sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với định hướng phát triển của ngành nông nghiệp và sẵn sàng hỗ trợ kết nối tiêu thụ bưởi cho chị Phượng.

Ông Nguyễn Văn Thiện, Tổng giám đốc Công ty CP Thế giới thông minh đã tư vấn về sử dụng phân sinh học Wehg để  nâng cao hiệu quả hiện có của mô hình, nhất là khắc phục một số trở ngại về dịch hại hiện có.

Đồng thời, PGS. TS. Mai Thành Phụng cũng gợi ý một số việc cần tiếp tục làm thêm để sản phẩm của gia đình dễ dàng tiếp cận thị trường. Gia đình chị Phượng rất phấn khởi khi  được các chuyên gia tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ tiêu thụ. Chị đề nghị Hội Làm vườn các cấp tiếp tục hỗ trợ mô hình trong việc thực hiện truy xuất nguồn gốc và tiếp cận đầu ra cho sản phẩm. 

image005.jpg
Thăm và làm việc  tại Công ty TNHH MTV Sản xuất rượu thanh long tại huyện Châu Thành.

 

Tiếp đó, đoàn công tác đến thăm Công ty TNHH MTV sản xuất rượu Thanh Long tại xã Long Trì, huyện Châu Thành. Tại đây, đoàn  nghe ông Trần Quốc Trong, Giám đốc công ty báo cáo hoạt động và giới thiệu các sản phẩm rượu do doanh nghiệp sản xuất. Ngoài rượu làm từ thanh long, còn có rượu từ làm từ xoài, cacao. Điều nổi bật là, Công ty đang phối hợp Viện Nghiên cứu Dầu Thực vật thực hiện chiết xuất dầu từ hạt thanh long. Hiện, sản phẩm có giá trị này đang được thị trường rất quan tâm. Hoạt động này sẽ thúc đẩy  việc đa dạng hóa sản phẩm và thị trường tiêu thụ thanh long; hạn chế việc ép giá của tư thương, tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động địa phương.

Mô hình sau cùng đoàn đến thăm là Nông trại hữu cơ Tâm An nằm cạnh Quốc lộ 62, thuộc xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa. Nông trại rộng 16ha nhưng có 11ha mặt nước. Từ đặc điểm này, chủ trang trại đã  giữ nguyên hệ sinh thái tự nhiên. Cây lúa và rau màu các loại được trồng trên đất xung quanh hồ; đồng thời, tận dụng diện tích mặt nước để trồng rau trên bè nổi với chất trồng bằng lục bình được ủ với chế phẩm vi sinh.

Phương thức canh tác của nông trại đều hoàn toàn không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học. Thời gian qua, các sản phẩm của trang trại đều được phân tích chất lượng của cơ quan kiểm định và đạt yêu cầu quy định. Hiện, sản phẩm của trang trại đang được tiêu thụ ở một số cửa hàng chuyên bán sản phẩm hữu cơ tại TP. Hồ Chí Minh, chợ Thạnh Hóa và chợ phường 2, thành phố Tân An.

Qua tham quan thực tế và nghe báo cáo về quá trình sản xuất, với đặc điểm tự nhiên của nông trại, đoàn tham quan của  Chi nhánh phía Nam Hội Làm vườn đã gợi ý nông trại nên trồng thêm nấm bào ngư  xung quang hồ, đầu tư thêm một số hạng mục cần thiết để kết hợp khai thác du lịch sinh thái; đồng thời tư vấn và hỗ trợ miễn phí sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc FARM360.VN

Kết thúc tham quan các mô hình VAC ở Long An, PGS.TS. Mai Thành Phụng đề nghị một số nội dung sẽ phối hợp hỗ trợ cho Hội Làm vườn Long An trong thời gian tới. Trong đó, sẽ giúp địa phương tăng diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học gắn với thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối tiêu thụ nông sản từ ruộng vườn đến người tiêu dùng.

Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng để Hội Làm vườn Long An góp phần thực hiện chương trình đột phá của  tỉnh và ngành Nông nghiệp về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn Long An giai đoạn 2021-2025.

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

  • Nhiều giải pháp giúp bưởi da xanh Mỹ Thạnh An vượt qua hạn mặn

    Nhiều giải pháp giúp bưởi da xanh Mỹ Thạnh An vượt qua hạn mặn

    Bến Tre: Nhiều giải pháp giúp bưởi da xanh Mỹ Thạnh An vượt qua hạn mặn Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 19/04/2024 Ngày cập nhật: 20/4/2024 English Tiếng Việt Mỹ Thạnh An là xã ngoại ô của TP. Bến Tre, nằm cặp sông Bến Tre. Toàn xã có 7 ấp, 115 tổ nhân dân tự quản (NDTQ), 3.055 hộ dân, với 10.297 nhân khẩu. Người dân thu nhập chủ yếu từ trồng bưởi và dừa. Hiện tại, tổng diện tích canh tác bưởi da xanh của toàn xã khoảng 50ha. Hội Nông dân xã Mỹ Thạnh An có 7 chi hội, 45 tổ hội nông dân và tổ hội nghề nghiệp với 603 hội viên.

Top