Nông dân Hà Tĩnh rủ nhau ra đồng vớt bèo tây bán kiếm tiền ngay tại chân ruộng
Mặc dù thời tiết vô cùng nắng nóng nhưng người dân khối phố Hồng Vinh, thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn tranh thủ ra đồng vớt cây bèo tây, bán lấy tiền trang trải cuộc sống trong những ngày chống dịch Covid-19.
Lâu nay, bèo tây đã trở thành một vấn nạn đối với Hà Tĩnh, đặc biệt là trong mùa mưa lũ gây rất nhiều khó khăn cho bà con nhân dân trong việc phát triển sản xuất khi bèo đổ về tấp đầy các chân ruộng và các công trình thủy lợi… Để vớt được bèo chính quyền phải huy động rất nhiều người với nhiều ngày công để dọn dẹp sau lũ. Do đó, khi được công ty trực tiếp về thu mua, trao tiền tận tay trong những ngày nhàn rỗi bà con vô cùng phấn khởi đặc biệt trong thời điểm cả nước đang cùng chung tay, dốc sức thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế như hiện nay, thì bèo tây lại trở thành một trong những nguồn phụ thu giá trị giúp bà con vượt qua đại dịch.
Bà Lê Thị Thanh, trú tại khối phố Hồng Vinh, thị trấn Nghèn cho biết: “Bà năm nay đã 70 tuổi rồi, con cháu đi làm bà cũng đi cho vui. Việc vớt bèo này bà con đã thực hiện được 15 ngày rồi, mặc dù công việc lội bùn rất vất vả nhưng chị em chúng tôi đều cố gắng vì đây là một công việc vừa mang lại thu nhập cho gia đình trong mùa dịch Covid-19, vừa mang lại lợi ích cho xã hội. Đây là vùng thấp trũng, mùa mưa lũ bèo tấp về rất nhiều, chính quyền phải thuê người vớt lên để cho nước chảy. Khi bèo đã được vớt sạch thì môi trường càng trở nên thông thoáng, chuột bọ không có chỗ ẩn nấp để phá hoại mùa màng”.
Bà Lê Thị Thanh, mặc dù đã 70 tuổi nhưng vẫn rất nhiệt tình tham gia vớt bèo cùng con cháu.
Cùng đi vớt bèo chị Nguyễn Thị Lệ, cùng trú tại khối phố Hồng Vinh, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc cho hay: Việc vớt bèo đi bán vừa tạo nguồn thu nhập cho chị em trong những ngày chống dịch, vừa tránh ô nhiễm môi trường trong những ngày lũ về và đặc biệt là đàn chuột không còn chỗ trú ẩn. Bà con nhân dân vô cùng phấn khởi. Mỗi ngày chúng tôi vớt được tầm 1 tạ đến 1 tạ rưỡi. Trung bình mỗi người kiếm được 80-90 ngàn/người.
Những cây bèo to được chặt phần lá và rễ chỉ để lại phần thân dài, sau đó được phơi khô thành nguồn nguyên liệu sản xuất ra nhiều mặt hàng kỹ nghệ có giá trị xuất khẩu.
Những cây bèo to được chặt hết lá và phần rễ, chỉ giữ lại phần thân bèo sẽ được phơi khô và gia cộng lại. Đan, tạo nên các sản phẩm kỹ nghệ, đồ gia dụng như: tủ, kệ, dép đi trong nhà… Những sản phẩm được làm ra từ bèo thân thiện với môi trường và rất có giá trị. Tất cả những mặt hàng này đều được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Những thân bèo được người dân buộc lại thành bó rồi đưa lên cân.
Chị Trần Thị Hiền, Chủ cơ sở thu mua tại khối phố Hồng Vinh cho biết: Tôi bắt đầu thu mua từ tháng 3, tháng 4 năm 2021. Mỗi yến bèo được thu mua với mức giá 5.000 đồng/yến. Trung bình mỗi ngày tôi mua được 15-16 tấn tại địa bàn xóm Hồng Vinh và nhiều nơi khác cùng chuyển về. Ngày hôm nay, toàn xóm có đến 60 người cùng tham gia công việc vớt bèo này.
Những bó lớn thân bèo tươi được chất thành đống cao chờ thương lái thu mua
Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Minh Hiệp, Phó giám đốc Trung tâm Học tập Cộng đồng của 2 xã Mỹ Lộc và Quang Lộc chia sẻ: “Nhận thấy bèo thực sự là một vấn nạn gây rất nhiều khó khăn và phiền toái cho bà con trong sản xuất và là môi trường thuận lợi cho chuột bọ trú ngụ. Với mong muốn biến bèo thành nguồn nguyên liệu vừa có thể tạo công ăn việc làm cho bà con nhân dân vừa giải quyết vấn nạn bèo".
Từ loài cây hoang dại mọc tràn lan, bèo tây lại trở thành nguồn phụ thu giá trị cho bà con nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Sau mỗi giờ làm việc vất vả, bà con lại cùng nhau hát những bài ca tự chế về công việc vớt bèo đầy niềm vui.
Cách đây vài năm, khi biết ở tỉnh Ninh Bình người ta đã sử dụng cây bèo tây là nguyên liệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu nên ông Hiệp đã 2 lần lặn lội ra tìm hiểu với ý tưởng đưa mô hình này về Hà Tĩnh giúp nông dân vừa có thu nhập, vừa tiêu ngăn chặn được nó xâm lấn ruộng đồng. Thế nhưng, ý tưởng đó chưa thể thực hiện vì chưa tìm được sự kết nối để đưa sản phẩm đi tiêu thụ, xuất khẩu.
"Sau 7 năm ấp ủ, đến nay tôi đã kết nối được với các cơ sản xuất và bước đầu thu gom mặt hàng này. Hiện tại, bèo tươi trên địa bàn toàn tỉnh đã được thu mua với số lường 2 trăm tấn từ các đầu mối lớn ở mỗi huyện. Rất may mắn vì chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, động viên rất nhiều từ các cấp, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh, huyện đến tận địa bàn các xã, thôn”, ông Hiệp cho biết thêm.
(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.
Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.