Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 4 năm 2020 | 9:46

Nông sản Việt vẫn “bí đầu ra” giữa tâm dịch

Nông sản vẫn "bí" đầu ra vì nông dân không nắm được thông tin thị trường, doanh nghiệp thì chưa mặn mà bởi làm nông nghiệp nhiều rủi ro.

unnamed.jpg
Ảnh minh họa.

 

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú gần 3 tháng nay xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, do Trung Quốc phải tạm thời đóng cửa biên giới. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của việc hàng hóa bị ứ đọng và cần giải cứu vẫn là do người sản xuất thiếu thông tin thị trường. Đặc biệt, tư duy “bỏ trứng vào một giỏ”, 75% nông sản xuất khẩu vẫn chủ yếu sang Trung Quốc nên đang bị bế tắc tại thị trường này...

Vị chuyên gia này chỉ rõ: Mặc dù đến nay, ở một khía cạnh nào đó, chất lượng nông sản đã được cải thiện, nhưng nhìn rộng ra thì thấy, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; chất lượng sản phẩm không ổn định, an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề phải khắc phục; năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp do trình độ sản xuất còn lạc hậu, giá thành các sản phẩm còn cao. Kỷ luật sản xuất, kỷ luật thị trường lỏng lẻo, sự liên kết hợp tác còn ở trình độ thấp và ít hiệu quả...

Để chất lượng nông sản Việt Nam được nâng tầm và đặc biệt để tìm đầu ra cho nông sản khi chính vụ đang đến gần, ông Phú cho rằng, cần nỗ lực vượt khó, tìm hướng đi mới là yêu cầu đặt ra để thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay.

“Về sản xuất hàng hóa thì tất cả phải được tổ chức sản xuất theo quy hoạch, theo lợi thế từng vùng, từng địa phương một cách khoa học, bài bản; Sản xuất ra hàng hóa nếu dư thừa hoặc đang chờ bán thì phải có những kho dự trữ lớn; Coi trọng công tác nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản nhằm phát triển ngành này một cách bền vững và hiệu quả. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường xuất khẩu để không phụ thuộc vào nhiều vào 1 -2 thị trường chính. Làm được những việc trên, chắc chắn việc phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản của Việt Nam trong thời gian tới sẽ từng bước được cải thiện, đồng thời hạn chế việc “giải cứu” nông sản tồn tại từ nhiều năm nay”, ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Đến nay, trong khi một số cửa khẩu sang Trung Quốc đã thông quan trở lại thì các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) lại quyết định đóng cửa biên giới. Như vậy, việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới.

Với việc giải cứu nông sản từ nhiều năm nay, theo quan điểm của chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên nhân của thực trạng này liên quan đến vấn đề quy hoạch, nông dân không nắm được thông tin thị trường; doanh nghiệp thì chưa mặn mà với nông nghiệp bởi làm nông nghiệp nhiều rủi ro, chỉ cần một trận bão, lụt coi như thua lỗ hoặc phá sản.

Bên cạnh những khó khăn đang hiện hữu, trong vòng xoáy của dịch Covid-19, các chuyên gia, nhà phân tích đã chỉ ra nhiều yếu kém trong sản xuất, xuất khẩu của nông sản Việt Nam để từ đó khắc phục hạn chế và tìm ra "lối thoát" cho nông sản. Một trong những điểm yếu hiện nay là trồng trọt, chăn nuôi tự phát, chưa theo quy hoạch và không gắn với chế biến; phát triển và xây dựng thương hiệu kém.

Cùng với đó, chính sách phát triển nông nghiệp chưa bền vững. Năm 2019, Chính phủ có 19 cuộc họp về nông nghiệp, thực ra vẫn chưa giải quyết được những vấn đề cơ bản của ngành nông nghiệp, nông sản nhiều năm nay vẫn tiếp tục phải giải cứu.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam đang yếu ở 2 khâu là chế biến và tổ chức thị trường trong và ngoài nước. Còn theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ - Bộ Công Thương, có đến 90% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở dạng thô hoặc sơ chế, kim ngạch xuất khẩu tuy lớn song phần thu về cho đất nước lại rất khiêm tốn. Với những sản phẩm thô như chè, cà phê, hạt tiêu, nếu được chế biến sâu thì giá trị gia tăng có thể gấp từ 5-10 lần hoặc nhiều hơn thế.

"Thấm đòn" Covid-19, nhiều doanh nghiệp thủy sản sẽ không thể trụ nổi

Hiện nay, chỉ có 30-50% tỷ lệ các đơn hàng vẫn tiến hành giao cho khách đúng tiến độ, trong khi đó tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng là 20-40%, yêu cầu hủy là 20-30%.

 

tom-xuat-khau_hpqv.jpg
Chế biến tôm phục vụ xuất khẩu.

 

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp hội viên của VASEP, do tác động của dịch Covid-19, đặc biệt trong giai đoạn hai tuần đầu tháng 3/2020, hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng.

Nhiều doanh nghiệp đưa ra nhận định rằng, tháng 1/2020 mới là thời điểm bắt đầu cho giai đoạn ách tắc trong hoạt động thương mại thủy sản. Từ tháng 3 này khi dịch bệnh tăng tốc và lan tỏa ở mức độ chóng mặt sẽ kéo theo những hệ quả nặng nề ngày càng trầm trọng hơn.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục sụt giảm. Do đó với kế hoạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD trong năm 2020 cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Theo kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp, hiện nay chỉ có 30-50% tỷ lệ các đơn hàng vẫn tiến hành giao cho khách đúng tiến độ, trong đó tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng là 20-40%, yêu cầu hủy là 20-30%, và các thị trường có tỷ lệ khách hàng yêu cầu hoãn giao hàng hoặc hủy đơn hàng thường là: Trung Quốc, Châu Âu và Hàn Quốc.,.. Đặc biệt tại thị trường EU chủ yếu các đơn hàng tôm bị yêu cầu hoãn hoặc hủy, sản phẩm cá tra ít bị ảnh hưởng một phần do giá cả rẻ hơn và chủ yếu bán cho các hệ thống siêu thị.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm soát tốt tại các nước lớn cũng là thị trường lớn của xuất khẩu thủy sản thì trong năm 2020 dự đoán tất cả các ngành nghề không lạc quan cho lắm, trong đó có ngành thủy sản. Dù cho dịch bệnh có thể được kiểm soát tốt trong cuối quý II/2020 thì các thị trường cũng cần có thời gian để hồi phục trở lại. Người dân cũng cần phải ổn định lại đời sống của họ, mặc dù nói thực phẩm là cần thiết nhưng lúc này người tiêu dùng sẽ cân nhắc hơn và những sản phẩm giá rẻ sẽ có cơ hội mở rộng thị phần tiêu thụ.

Nhìn chung trong năm 2020 này, các doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động sản xuất và xuất khẩu cầm chừng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó khăn hơn nếu dịch bệnh còn kéo dài thêm vài tháng nữa. Đối với thị trường nội địa cũng không dễ dàng khi có rất nhiều doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, ngưng hoạt động hoặc chỉ hoạt động duy trì, tình trạng công nhân bị mất việc, giảm lương,…do đó tình hình tiêu dùng trong nước cũng sẽ sụt giảm đáng kể.

Với hy vọng đến cuối quý II/2020 toàn thế giới có thể kiểm soát tốt dịch bệnh, không còn lây lan, để các thị trường có thời gian hồi phục trở lại và hy vọng ngành thủy sản Việt Nam có thể dần khôi phục trở lại vào những tháng cuối năm.

Tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

Ngày 9/4, Bộ Nông nghiệp và PTNT gửi thư tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

 

photo-1-15864782477681868386776.jpg
Hàng hóa tồn đọng tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn.

 

Trong thư, Bộ NN&PTNT đề nghị phía bạn quan tâm chỉ đạo lực lượng Hải quan các địa phương của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam tăng cường hợp tác, khắc phục khó khăn trước mắt, kéo dài thời gian làm việc thông quan hằng ngày, tạo mọi điều kiện thông thoáng về thủ tục, nhất là thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa và thủ tục kiểm dịch xuất nhập cảnh qua biên giới....

Trong 3 tháng đầu năm 2020, tổng số xe hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu tuyến biên giới phía Bắc đạt 38.493 xe; tại chiều nhập khẩu ghi nhận 32.635 xe hàng hóa nguyên phụ liệu. Tại tỉnh Lạng Sơn, lưu lượng xuất - nhập khẩu hàng hóa khoảng 1.200 xe/ngày (thời gian trước giai đoạn dịch Covid-19 thông thường từ 3.000-4.000 xe/ngày).

Kết quả thông quan từ ngày 5-2 đến hết ngày 29-3 đạt 30.317 xe (xuất khẩu 15.258 xe, nhập khẩu 15.059 xe) tương đương hơn 848.000 tấn. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản (thanh long, mít, dưa hấu, chuối, xoài, nhãn... chiếm 80%); mặt hàng nhập khẩu là linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất…

Tại cửa khẩu ở tỉnh Quảng Ninh, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 667 triệu USD; trong đó, hàng nông sản xuất khẩu đạt 2.980 tấn; tại cửa khẩu ở tỉnh Lào Cai, 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 470,11 triệu USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu là: Thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, sắn và sản phẩm từ sắn, hạt tiêu, gỗ các loại…

Cũng trong ngày 9-4, Bộ NN&PTNT đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố; các hiệp hội ngành hàng nông sản về tình hình xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung.

Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản ở địa phương, không để bị ứ đọng cục bộ; kịp thời thông báo tình hình đến các doanh nghiệp, người sản xuất để chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất và nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

 

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top