Ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, chị Dương Thúy Hà ở ấp 4, xã Lạc An (Bắc Tân Uyên - Bình Dương) đã cùng với gia đình phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập nhờ nuôi thỏ an toàn sinh học.
“Hiện, tôi mới đầu tư mấy chục con thỏ giống, khi nào thỏ sinh sản sẽ đánh giá được hiệu quả hay không”, chị Hà nói khi tôi ngỏ ý muốn tham quan mô hình chăn nuôi thỏ của gia đình cách đây vài tháng. Sau lần tạm hoãn vì dịch bệnh, một ngày cuối tháng 9, tôi đã được tận mắt chứng kiến mô hình này.
Một phần diện tích đất vườn được gia đình chị Hà xây dựng khu nuôi thỏ với chuồng trại kiên cố, gồm 5 dãy, mỗi dãy được ngăn thành từng lồng, mỗi lồng lại chia thành từng ngăn để nhốt 1 con thỏ giống và 2-3 thỏ con mới tách đàn. Tại mỗi ngăn đều trang bị máng thức ăn và dụng cụ uống nước sạch sẽ. Sau 1 tháng được nuôi bằng sữa mẹ, thỏ con được tách bầy và tập ăn. Lúc này thỏ có thể được đem bán hoặc tiếp tục nuôi thành thỏ thịt.
Vừa thả rau vào lồng cho thỏ ăn, chị Hà cho biết: “Kỹ thuật nuôi thỏ không quá khó, chủ yếu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm. Thời gian đầu, tham khảo thông tin trên mạng, thấy ở đâu có mô hình chăn nuôi thỏ hiệu quả, 2 vợ chồng tìm đến tận nơi để học hỏi. Thật may mắn, từ lúc bắt tay vào làm đến nay thỏ đều khỏe mạnh, sinh sản tốt. Chuồng trại thông thoáng, mát mẻ là yếu tố quan trọng để thỏ phát triển”.
Từ vài chục con thỏ giống ban đầu, đến nay gia đình chị Hà đã phát triển đàn lên gần 200 con và bắt đầu có thu nhập từ việc bán thỏ con. Thỏ sinh sản rất nhanh, trung bình 1 thỏ mẹ sinh sản mỗi lần từ 6-7 con. Gia đình chị đã xuất bán được 2 lứa thỏ con, mỗi lứa khoảng 50 con với giá 80.000 đồng/con, số còn lại sẽ tiếp tục nuôi lớn từ 3-3,5 tháng để thành thỏ thịt. Giá bán thỏ thịt dự tính từ 80.000 - 90.000 đồng/kg.
Theo ông Võ Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lạc An, trên địa bàn xã chủ yếu là các hộ chăn nuôi heo, bò, gà. Mô hình chăn nuôi thỏ an toàn sinh học của gia đình chị Hà rất phù hợp với điều kiện thực tế tại xã, là vùng đất thuần nông có ưu thế để phát triển nông nghiệp và những sản phẩm dựa vào nông nghiệp. Thành công ban đầu của chị Hà giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình, đồng thời thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, góp phần đa dạng thêm mô hình kinh tế trong chăn nuôi của địa phương.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.