Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 10 năm 2020 | 13:47

Thành công từ đất nước chăn nuôi lợn không kháng sinh

Đan Mạch, một trong những nước xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới, đã hạn chế thành công việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn và đang đặt ra mục tiêu gia tăng đàn lợn không kháng sinh lên 1,5 triệu con vào năm 2021.

t50.jpg
Đàn lợn 35.000 con của ông Soren Sondergaard ở thị trấn Billund chỉ sử dụng một liệu trình kháng sinh trong thời gian nuôi. Ảnh: NY Times.

 

Nông dân hưởng ứng

Tại một trang trại lợn rộng lớn ở thị trấn Billund nằm trên bán đảo Jutland của Đan Mạch, ông Soren Sondergaard, đang nuôi 35.000 con lợn nhưng chỉ sử dụng đúng một liệu trình kháng sinh. Đôi lúc, trước khi xuất chuồng, có đến 25% đàn lợn của ông không hề sử dụng kháng sinh.

“Khi tôi còn là một cậu bé, gia đình tôi từng tống nhiều kháng sinh vào các máng thức ăn cho lợn. Nhưng đó là chuyện quá khứ rồi”, ông nói.

Các thay đổi tích cực trong việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Đan Mạch đạt được một phần là từ quy định kiểm soát gắt gao. Song phần lớn các thay đổi này diễn ra một cách tự nguyện khi nông dân áp dụng cách nuôi lợn để giúp chúng khỏe mạnh hơn, chẳng hạn tạo không gian thông thoáng hơn cho lợn, cải thiện hệ thống vệ sinh và thông gió ở những chuồng trại kín hoặc giảm các căng thẳng khiến lợn dễ bị nhiễm bệnh.

Tình trạng sử dụng kháng sinh quá mức ở con người và gia súc đang làm cho vi khuẩn có thể phát triển những biến thể nguy hiểm, kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh được phát triển để tiêu diệt chúng.

Đan Mạch đã chứng rỏ được rằng, nước này có thể xây dựng một chuỗi cung ứng thịt khổng lồ mà không cần sử dụng nhiều kháng sinh.

“Bằng cách thay đổi cách mà nông dân chăn nuôi, Đan Mạch đã chứng minh có thể giảm mạnh lượng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn mà không gây ra bất cứ tác động dài hạn nào đến sản lượng thịt lợn”, Lucie Collineau,  bác sĩ thú y người Pháp, chuyên nghiên cứu sử dụng kháng sinh ở đàn lợn châu Âu, nói.

Ông Sondergaard cho biết: “Hầu hết chúng ta đều có con cái. Chúng ta phải bảo đảm rằng chúng ta để lại cho chúng một thế giới mà kháng sinh vẫn có hiệu quả”.

Phạt thẻ vàng nếu sử dụng kháng sinh quá mức

Các quan chức trong ngành chăn nuôi ở Mỹ cho rằng, áp dụng các thực hành nuôi lợn như Đan Mạch sẽ khiến chi phí tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của Đan Mạch cho thấy, có thể vừa bảo đảm đàn lợn khỏe mạnh, vừa hạn chế sử dụng kháng sinh cho chúng.

Đan Mạch rộng 42.933 km², chỉ bằng bang Maryland của Mỹ và dân số vẻn vẹn 6 triệu người, nhưng nước này nuôi đến 32 triệu con lợn mỗi năm.

Vì lo ngại về các căn bệnh kháng kháng sinh, bắt đầu từ năm 1995, chính phủ Đan Mạch tìm cách hạn chế sử dụng kháng sinh trong ngành chăn gia súc bằng cách cấm bác sĩ thú y bán trực tiếp kháng sinh cho nông dân. Họ vẫn có thể kê đơn kháng sinh cho nông dân để sử dụng chúng cho đàn lợn nhưng chỉ có các nhà thuốc mới được phép bán chúng.

Trong những năm sau đó, các cơ quan quản lý ở Đan Mạch từng bước hạn chế sử dụng các loại kháng sinh kích thích tăng trưởng ở đàn lợn, áp các mức thuế cao hơn đối với những loại kháng sinh quan trọng và cấm phần lớn việc sử dụng cho lợn những loại kháng sinh quan trọng đối với con người.

Những nông dân chăn nuôi lợn sử dụng kháng sinh vượt mức cho phép sẽ bị phạt “thẻ vàng” để cảnh báo họ dừng vi phạm, nếu không sẽ bị phạt “thẻ đỏ”, đồng nghĩa với việc họ bị cấm chăn nuôi lợn.

Giờ đây, các nỗ lực giảm kháng sinh trong chăn nuôi lợn đã trở thành phong trào thi đua hào hứng của các nông dân Đan Mạch, họ có thể so sánh lượng kháng sinh sử dụng ở trang trại của mình với các trang trại nằm gần  khu vực bằng cách kiểm tra dữ liệu được cung cấp hàng tháng từ Chính phủ.

PVTH (Theo New York Times)

 

Ý kiến bạn đọc
  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top