Để chủ động ứng phó với bão Conson, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa, cùng chính quyền địa phương, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp cấp bách giảm thiểu đến mức thấp nhất cho người dân.
Trong những ngày qua, các địa phương ven biển của tỉnh Thanh Hóa đang tích cực thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn và thường xuyên giữ liên lạc với thuyền trưởng, chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển để thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm của bão, đồng thời kiểm tra hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại bến.
Các địa phương sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn và phòng, chống dịch Covid-19 cho phương tiện và người trên các tàu thuyền, nhất là phương tiện từ các địa phương đang có dịch vào tránh trú bão trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh có gần 6.700 phương tiện nghề cá, với trên 24.732 lao động.
Đến sáng ngày 10/9, đã có hơn 6 nghìn phương tiện, với 21.486 lao động đã về bến neo đậu an toàn, hiện còn gần 600 phương tiện với 3.246 lao động đang hoạt động trên biển. Số phương tiện trên đã nắm được thông tin về bão Conson, thường xuyên liên lạc với cơ quan chức năng và gia đình, chính quyền địa phương 2 lần/ngày.
Tại Cảng Lạch Hới và Âu tránh trú bão tàu thuyền Bắc Trung Bộ, thuộc địa phận phường Quảng Tiến, TP. Sầm Sơn, các ngư dân tranh thủ nước thủy triều lên, hàng trăm phương tiện đang tích cực di chuyển về bến, cũng như tiến hành neo đậu, chằng chống tàu thuyền. Các vật dụng thiết yếu từ tàu thuyền cùng ngư lưới, dụng cụ được khẩn trương đưa từ thuyền lên bờ để đề phòng bão đổ bộ bất ngờ.
Để chủ động phòng tránh bão, hiện nay tất cả các Đồn biên phòng tuyến biển của tỉnh Thanh Hóa, đã phối hợp với các lực lượng, gia đình tiếp tục thông báo, kêu gọi, kiểm đếm, đồng thời, hướng dẫn cho các chủ phương tiện vào nơi trú đậu, chằng chống tàu thuyền, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có lệnh.
Cùng ngày, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống bão Conson tại TP Sầm Sơn và huyện Hoằng Hóa.
Theo báo cáo nhanh của TP. Sầm Sơn, hiện, thành phố đã đã kêu gọi và đưa về bến tổng số 1.735 phương tiện tàu thuyền, trong khí đó có 29 phương tiện với trên 289 lao động đang hoạt động trên vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng và Quảng Bình, 9 phương tiện trú tại đảo Bạch Long Vĩ. Lực lượng chức năng đã liên hệ trực tiếp với các chủ tàu, thuyền trưởng, hiện các phương tiện đang trên đường vào nơi tránh trú.
Bí thư Tỉnh ủy cũng đã yêu cầu TP. Sầm Sơn tuyên truyền cho nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó với bão theo phương châm “4 tại chỗ”. Các phường ven biển tăng cường kiểm tra các nơi xung yếu để xây dựng các phương án chủ động phòng, chống khi bão vào bờ.
Về sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn thành phố có 591 ha lúa vụ Thu mùa nhưng còn xanh, chưa thể thu hoạch được phải hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp bảo vệ.
Đối với huyện Hoằng Hóa, diện tích lúa Mùa có 7.500 ha, hiện đã chín được 30% cần tuyên truyền cho bà con khẩn trương thu hoạch.
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, tính đến sáng ngày 10/9, trên địa bàn tỉnh còn 335 phương tiện trên 2.584 lao động đang hoạt động trên biển.
Tất cả các phương tiện này đều nắm được thông tin về bão số 5 Conson, thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng, gia đình và chính quyền địa phương với tần suất 1 đến 2 lần/ngày.
Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh hiện có 610 hồ đập lớn, nhỏ, trong đó có 270 hồ chứa đầy nước. Có 3 hồ chứa nước lớn là hồ Cửa Đạt, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ đều thấp hơn mực nước dâng bình thường.
Tỉnh Thanh Hóa cũng rà soát 93 hồ chứa không đảm bảo an toàn trong đó có 5 hồ lớn, 6 hồ vừa và 82 hồ nhỏ. Tỉnh yêu cầu các địa phương kiểm tra, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập, đặc biệt các trọng điểm xung yếu về đê điều, hồ chứa có nguy cơ mất an toàn, công trình đang thi công phải chủ động kiểm tra an toàn và tạm dừng thi công để phòng chống bảo.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.