Theo thống kê sơ bộ của tỉnh Thanh Hóa, đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cả người và của, nhất là ở các huyện miền núi như Cẩm Thủy, Quan Hóa, Mường Lát.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, mưa lớn kéo dài từ ngày 28 - 31/8 đã gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương, nhất là các huyện miền núi Cẩm Thủy, Quan Hóa, Mường Lát. Huyện miền núi Mường Lát là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
Trong khí đó, toàn tỉnh có 10 người chết, 2 người mất tích và 2 người bị thương do mưa lũ, 307 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, 800 ngôi nhà bị đổ sập, bị cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng, hơn 13 nghìn ngôi nhà bị ngập trong nước, 486 nhà phải di dời khẩn cấp vì đang nằm trong tình trạng nguy hiểm do sạt lở đất.
Hiện có 44 điểm trường bị ảnh hưởng, gần 200 phòng học, phòng chức năng bị ngập nước, 700 ha rau màu bị hư hại hoàn toàn, hơn 3.500 ha lúa, hàng trăm nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, bị cuốn trôi, nhiều công trình trạm y tế, công trình công cộng, hệ thống thông tin viễn thông bị hư hỏng nặng, nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch bị sạt lở nghiêm trọng.
Huyện Mường Lát hiện vẫn bị cô lập, hàng ngàn gia đình đang trong hoàn cảnh rất khó khăn về nhà ở và nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày. Tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Đến sáng 10/9, tuyến Quốc lộ 15C, Quốc lộ 16, vẫn bị ách tắc do sạt lở, chưa thể thông tuyến cho xe ô tô vào cứu trợ nguồn lương thực.
Để khắc phục hậu quả, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện để sơ tán, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Đồng thời, tỉnh cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ 900 tỷ đồng để khắc phục xử lý cấp bách các công trình thủy lợi, giao thông, giáo dục, di dời khẩn cấp dân ở vị trí có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn và xây dựng lại nhà ở cho bà con vùng lũ. Đồng thời hỗ trợ 1.000 tấn gạo để cứu đói cho bà con nhân dân vùng thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Đến nay, chính quyền địa phương các huyện bị ảnh hưởng trong trận lũ vừa qua đang tập trung huy động lực lượng để giúp tu sửa lại nhà cửa, trường học, trạm y tế, khắc phục các sự cố công trình giao thông, thủy lợi, tiêu độc khử trùng, xử lý nước sạch, thu gom diện tích cây trồng bị hư hỏng, sớm ổn định đời sống và sản xuất cho nhân dân.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.