Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 10 năm 2021 | 10:58

Thời điểm phù hợp để tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg ngày 20/10/2021 về hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Theo đó, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 125 triệu đồng.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh hạn mức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) lên 125 triệu đồng có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thực tế hoạt động của hệ thống các TCTD tại Việt Nam cũng như tiến gần hơn với thông lệ quốc tế.

bao-hiem-tien-gui.jpg
Ảnh minh họa. 

 

Việc nâng hạn mức trả tiền BHTG là yêu cầu cần thiết

Tiền gửi là yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Do đó, việc xây dựng cơ chế bảo đảm phù hợp cho tiền gửi sẽ giúp tạo thêm lòng tin cho người gửi tiền vào các tổ chức tín dụng (TCTD). Tại Việt Nam, hạn mức BHTG được quy định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ. Theo đó, từ năm 1999-2005, hạn mức BHTG là 30 triệu đồng; từ 2005-2017, hạn mức là 50 triệu đồng; từ 2017-2021, hạn mức là 75 triệu đồng và mới đây nhất là hạn mức 125 triệu đồng sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/2021.

Hạn mức 75 triệu đồng trước đây mới chỉ bảo hiểm toàn bộ được đối với 87,72% người gửi tiền, thấp hơn so với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, với hạn mức 125 triệu đồng, tỉ lệ này đã tăng lên 90,94% và nằm trong khoảng khuyến nghị của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI). Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang phải gánh chịu áp lực lớn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hạn mức 125 triệu đồng là mức độ bảo vệ phù hợp, khi năng lực tài chính của tổ chức BHTG có thể ứng phó trong trường hợp xảy ra rủi ro, đảm bảo chi trả kịp thời cho người gửi tiền nếu phát sinh nghĩa vụ.

“Đây là sự thay đổi cần thiết để bảo vệ tốt hơn cho người gửi tiền, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như thực tế hoạt động của hệ thống các TCTD, góp phần củng cố niềm tin của người dân và tạo điều kiện cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả” - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định.

PGS. TS Nguyễn Thị Mùi, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cũng đưa ra quan điểm: Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, mức tăng trưởng tiền gửi của dân cư tính đến cuối tháng 6 năm 2021 chỉ tăng 2,94% (5,29 triệu tỷ đồng) so với cuối năm 2020. Vì vậy, việc điều chỉnh hạn mức từ 75 triệu đồng lên 125 triệu đồng là hợp lý. Hạn mức BHTG mới giúp tăng khả năng chống đỡ của hệ thống ngân hàng, niềm tin và uy tín của ngân hàng được củng cố. Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và diễn biến khó lường, lượng tiền gửi vào các ngân hàng đang có xu hướng giảm thì hạn mức mới góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, tạo điều kiện có vốn cho phát triển kinh tế.

Phát huy vai trò là “công cụ an dân”

Xét về quy mô tiền gửi của người dân tại các TCTD, nhiều lãnh đạo quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) cho biết, GDP bình quân đầu người liên tục tăng kéo theo quy mô tiền gửi của người dân ngày một lớn hơn. Còn xét trên mặt bằng chung, hạn mức trả tiền bảo hiểm 125 triệu đồng có thể bảo vệ toàn bộ cho hầu hết người gửi tiền tại QTDND, từ đó giúp củng cố niềm tin của người dân vào hoạt động của Quỹ.

Ông Dương Ngọc Cúc, Giám đốc QTDND Dương Nội đánh giá, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định điều chỉnh hạn mức tiền gửi là rất cần thiết và phù hợp với thời điểm hiện tại. Việc tăng hạn mức giúp tăng mức độ đảm bảo, khiến người gửi tiền an tâm hơn khi gửi tiền; đồng thời cũng giúp hệ thống TCTD nói chung và các QTDND nói riêng dễ dàng hơn trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách BHTG tới khách hàng.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi cũng phát huy vai trò là “công cụ an dân” của Chính phủ, NHNN đối với người gửi tiền. Ông Hoàng Văn Mạnh – người gửi tiền tại Vĩnh Phúc bày tỏ: “Là cán bộ hưu trí, tuổi đã cao, sức khỏe yếu, số tiền tích cóp cả đời đi làm của tôi hiện được gửi tại QTDND, tôi vẫn còn nhiều băn khoăn về hạn mức trước đây. Tuy nhiên, với hạn mức 125 triệu đồng hiện hành, tôi cảm thấy nguyện vọng của chúng tôi đã được Nhà nước lắng nghe và đáp ứng.”

Có thể nói, chủ trương tăng hạn mức BHTG lên 125 triệu đồng là một bước tiến trong việc bảo vệ ngưởi gửi tiền cũng như gần hơn với thông lệ quốc tế về BHTG và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Với hạn mức trả tiền BHTG mới, niềm tin của người gửi tiền sẽ ngày càng được củng cố, giúp thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống các TCTD nhiều hơn, qua đó góp phần tạo động lực cho tăng trưởng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động bất lợi tới nền kinh tế.

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Để nâng cao hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã và làng nghề tập trung thúc đẩy quảng bá, giới thiệu, kết nối và phát triển các kênh phân phối sản phẩm OCOP trên thị trường nước ngoài.

  • Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.

  • Quảng Ngãi đa dạng hình thức tuyên truyền giảm nghèo về thông tin

    Quảng Ngãi đa dạng hình thức tuyên truyền giảm nghèo về thông tin

    Sáng nay (27/11), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá công tác giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025.

Top