Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 11 năm 2016 | 1:5

Bảo hiểm tiền gửi – công cụ chính sách hữu hiệu bảo vệ người gửi tiền

Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã tạo khung pháp lý quan trọng cho sự phát triển hoạt động BHTG ở Việt Nam. Với mục tiêu góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) và bảo vệ người gửi tiền, đặc biệt là những người gửi tiền nhỏ lẻ, thiếu thông tin. Luật BHTG đang từng bước đi vào cuộc sống, khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương của Chính phủ - an dân để phát triển bền vững.

Hiệu quả từ thực tế triển khai

Ông Bùi Quang Huy, Giám đốc đối ngoại Ngân hàng Citibank Việt Nam nhận xét, chính sách BHTG đã thực sự góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, duy trì sự ổn định, phát triển an toàn lành mạnh của hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Mặt khác, chính sách BHTG cũng góp phần phát huy nguồn vốn nội lực để phát triển kinh tế, giữ vững ổn định, an toàn, an ninh kinh tế, chính trị và trật tự xã hội tại Việt Nam. Điều này còn khẳng định vị trí, vai trò và sự cần thiết của một định chế tài chính quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và an toàn tài chính quốc gia nói riêng, đó chính là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) – cơ quan thay mặt Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Minh chứng tính hiệu quả của chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) trong thực tế triển khai, ông Lê Văn Cường - Giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hải Phòng đã đưa ra các con số cụ thể. Ông Cường cho biết, giai đoạn 5 năm vừa qua, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn thành phố hoạt động an toàn, ổn định. Bình quân hàng năm, quy mô QTDND tăng trưởng đạt trên 20%, huy động vốn của 26 QTDND tăng 26,5%, dư nợ tăng 21%, nợ xấu chiếm 0,49% dư nợ các TCTD. Để đạt được kết quả này, ngoài nỗ lực của bản thân các quỹ thì còn có sự đóng góp không nhỏ của chính sách BHTG và hoạt động của Chi nhánh DIV khu vực Đông Bắc bộ, góp phần nâng niềm tin của người dân đối với hoạt động ngân hàng thông qua  hoạt động giám sát rủi ro đối với các QTDND và bảo vệ người gửi tiền.

Chủ tịch HĐQT QTDND Phương Lâm - Đồng Tiến (Hòa Bình) chia sẻ, trước đây đại bộ phận người dân còn tâm lý e ngại khi gửi tiền vào các TDTC nhỏ, đặc biệt là gửi tiền tại các QTDND. Song đến nay, cùng với nỗ lực, cố gắng của các QTDND, sự triển khai tuyên truyền chính sách BHTG có hiệu quả, việc huy động vốn của các QTDND trên địa bàn tỉnh nói chung và Quỹ Phương Lâm - Đồng Tiến nói riêng đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng vốn huy động hằng năm tăng đều, năm sau cao hơn năm trước. Có thể nói, việc triển khai chính sách BHTG đã đem lại sự bình đẳng giữa QTDND và ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn, tác động tích cực đến lòng tin của quần chúng nhân dân, người gửi tiền; cải thiện tâm lý e ngại, phân biệt giữa QTD với ngân hàng, giúp việc huy động vốn và hoạt động của hệ thống QTD phát triển bền vững.

Xem xét điều chỉnh chính sách

Bên cạnh những thành công đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện cũng có nhiều ý kiến đóng góp để chính sách BHTG ngày càng phát huy tính ưu việt, phù hợp hơn trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện tại.

Ông Trần Ngọc Dũng - Giám đốc QTDND Vĩnh Phương (Khánh Hòa) đề xuất: các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xem xét điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; tuyên truyền sâu rộng chính sách BHTG xuống cơ sở, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa giúp cho người dân hiểu về quyền và lợi ích của mình khi gửi tiền vào các TCTD.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hoạt động tài chính - ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bà Lý Thị Hiền - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á cho rằng, BHTG là công cụ chính sách hữu hiệu của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tại các tổ chức tham gia BHTG, đồng thời giúp họ huy động vốn tốt hơn phục vụ phát triển kinh tế.

Để hỗ trợ hoạt động của các NTHM nói riêng và các TCTD nói chung, DIV xem xét đề xuất NHNN trình Thủ tướng Chính phủ tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền và giúp các ngân hàng gia tăng uy tín, thu hút nguồn tiền gửi cư dân tốt hơn. Mặt khác, cần xây dựng lộ trình áp dụng phương pháp tính phí BHTG theo mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG để trình cấp có thẩm quyền ban hành. Cụ thể, sau 2-3 năm tới, có thể từng bước áp dụng tính phí phân biệt theo loại hình hoặc nhóm ngân hàng trước khi áp dụng tính phí rủi ro đối với từng tổ chức tham gia BHTG nhằm thúc đẩy các TCTD tăng cường công tác quản lý rủi ro, lành mạnh hoá hoạt động phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, ông Tô Duy Lâm - Giám đốc NHNN Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, thời gian tới, DIV cần tích cực, chủ động phối hợp với các TCTD nâng cao nhận thức của người gửi tiền, hỗ trợ các TCTD, đặc biệt là các TCTD quy mô nhỏ nâng cao công tác quản trị điều hành, quản lý, phòng ngừa rủi ro. Hiệu quả của sự phối hợp, đồng hành sẽ phần nào hỗ trợ NHNN Việt Nam, Cơ quan Thanh tra giám sát và NHNN chi nhánh tỉnh, thành hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực cho hoạt động an toàn và phát triển bền vững của các TCTD.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top