Trước tình hình vi phạm pháp luật trên lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng; thụ lý các tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến phá và hủy hoại rừng… cần nhiều kinh phí để phục vụ điều tra, khởi tố vụ án.
Xử lý nghiêm các hành vi phá rừng
Từ năm 2020 đến nay, Công an tỉnh Phú Yên đã phát hiện, xử lý 798 vụ vi phạm pháp luật trên lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng; thụ lý các tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến phá và hủy hoại rừng.
Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 77, Đại tá Phan Thanh Tám, Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên cho biết, năm 2021, Công an Phú Yên đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh có hiệu quả với các tội phạm, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, giữ vững ANTT, tạo chuyển biến tích cực về TTATXH.
Các chỉ tiêu công tác đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đã kiềm chế và làm giả 13% tội phạm; giảm TNGT cả 3 tiêu chí; giải quyết tin báo về tội phạm vượt chỉ tiêu đề ra…
Là tỉnh duyên hải Nam Bộ, Phú Yên có địa bàn phức tạp với đồi núi, đồng bằng xen kẽ nhau, có tới gần 244 nghìn ha rừng tự nhiên. Trong khu vực có rừng, giáp ranh rừng cũng là địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ hạn chế, tập quán du canh, du cư dẫn đến tình trạng khai thác lâm sản, phá rừng làm rẫy vẫn còn phổ biến.
Trước tình hình đó, Công an tỉnh Phú Yên đã tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương, cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ rừng. Đồng thời tăng cường, nắm tình hình, phát hiện, xử lý các đối tượng vi phạm.
Theo đó, từ năm 2020 đến nay, Công an tỉnh đã phát hiện, xử lý 798 vụ vi phạm pháp luật trên lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng; thụ lý các tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến phá và hủy hoại rừng.
Cơ quan CSĐT các cấp của Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố gần 70 vụ; phối hợp với các cơ quan chức năng xử phạt hành chính trên 8 tỷ đồng, tịch thu hơn 1 triệu m3 gỗ các loại. Nổi bật là đã xác lập, đấu tranh phá thành công hai chuyên án có quy mô lớn vi phạm quy định về khác thác bảo vệ rừng và lâm sản; hủy hoại rừng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn Tây Hòa và Sông Hinh và hủy hoại rừng trên địa bàn Sơn Hòa.
Đã làm rõ số lượng cây rừng bị khai thác là 373 cây, với tổng số lượng gỗ là hơn 343m3, diện tích rừng bị hủy hoại là hơn 126 nghìn m2. Đã khởi tố 30 bị can là đối tượng ngoài xã hội về các hành vi hủy hoại rừng; khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ trái phép.
Đồng thời, đã làm rõ trách nhiệm và khởi tố bị can 10 cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Quá trình điều tra đã thu hồi 100% tiền khắc phục hậu quả; được các cấp ủy, đảng, chính quyền địa phương và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo các cơ quan bảo vệ rừng nâng cao trách nhiệm, tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các hành vi hủy hoại rừng để khăn chặn xử lý; xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để xảy ra vi phạm; tập trung tuyên truyền về bảo vệ rừng; xác minh các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm…
Những điều cần... để phục vụ điều tra, khởi tố vụ án
Để có kinh phí phục vụ cho hoạt động điều tra, khởi tố vụ án, cần khoản kinh phí gần 400 triệu đồng. Trong đó, chi phí giám định mẫu gỗ hết hơn 284 triệu đồng, chi phí khám nghiệm hiện trường và trưng cầu giám định gần 103 triệu đồng.
Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa đã thực hiện các bước giải quyết tin báo tội phạm theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Hiện, đang xin kinh phí, khi có kinh phí sẽ khám nghiệm hiện trường, sau đó giám định mẫu gỗ.
Được biết, khi được duyệt kinh phí, Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa dự kiến sẽ lấy 50 mẫu gỗ để giám định tên gỗ, chủng loại gỗ, nhóm gỗ và mức độ quý hiếm, riêng khâu này chi phí hết 250 triệu đồng.
Ngoài ra, lấy 174 mẫu của 89 gốc, 18 cây bị cưa hạ, 23 lóng và 44 hộp còn tại hiện trường để giám định tính đồng nhất về chủng loại gỗ với kinh phí gần 35 triệu đồng.
“Sau khi lấy mẫu, sẽ gửi cho Viện Khoa học lâm nghiệp. Chúng tôi đã hỏi và họ báo giá như vậy, trên cơ sở đó mới có dự toán để xin kinh phí”, ông Bùi Văn Duẩn, thông tin.
Lãnh đạo UBND huyện Hướng Hóa cho biết, sau khi cân đối ngân sách, UBND huyện này hỗ trợ hoạt động khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định gần 103 triệu đồng. Riêng kinh phí giám định mẫu gỗ hơn 284 triệu đồng, UBND huyện Hướng Hóa đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị và Sở Tài chính tỉnh xem xét hỗ trợ.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị, qua 8 đợt kiểm tra ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, các đơn vị ghi nhận 89 cây gỗ bị đốn hạ, khối lượng trên 76m³. Trong đó, có cây gỗ còn nguyên cành nhánh với chiều dài hơn 30m, có đường kính thân khoảng 90cm với tuổi thọ hàng trăm năm bị đốn hạ. Hiện, UBND huyện Hướng Hóa tiến hành thành lập tổ chốt chặn, bảo vệ rừng trên đường vào khu vực rừng bị phá ở thôn Cát, Trĩa (xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa).
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.