Tăng trưởng về số lượng, phát triển về chất lượng và chưa có dịch bệnh xảy ra là những điểm sáng nổi bật nhất của ngành chăn nuôi ở Thừa Thiên - Huế trong năm 2018.
Về số lượng, theo số liệu thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế, tính đến cuối tháng 11/2018, địa phương này có tổng đàn trâu 22.550 con, tăng 1,28% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò đạt 34.852 con, tăng 2,84%. Trong thời gian qua, việc nuôi bò được đánh giá đạt hiệu quả kinh tế khá cao và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các dự án.
Về chăn nuôi lợn, mặc dù giá thịt lợn hơi đã tăng so với năm 2017, nhưng thị trường vẫn biến động thất thường khiến người chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư, tổng số đàn lợn có 162.250 con; trong đó, lợn nạc 145.000 con, chiếm 89% so tổng đàn. Số lượng gia cầm 2.806 nghìn con, tăng 1,37%; trong đó, gà có 2.112 nghìn con, tăng 1,88%. Sản lượng thịt hơi ước đạt 25.000 tấn, sản lượng trứng đạt khoảng 28 triệu quả.
Chất lượng con giống, chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng... đang ngày được nâng cao nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi lợn liên kết với các công ty như CP Việt Nam, Thái Việt Swinline… tạo nên sự ổn định về đầu ra và lợi nhuận. Đến thời điểm này, Thừa Thiên - Huế có khoảng 1.400 trang trại, gia trại chăn nuôi, trong đó, khoảng 70 trang trại có doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng/năm. Các trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô vừa và lớn đang hình thành và phát triển.
Bên cạnh đó, thời gian qua, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp với các hộ chăn nuôi trên địa bàn thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và Quyết định số 1037/QĐ-UBND của UBND tỉnh về chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn, giai đoạn 2016 - 2020. Bên cạnh đó, Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã, thành phố tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm và tổ chức thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt II năm 2018.
Nhờ thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh dịch, đến thời điểm này, tại Thừa Thiên - Huế không có trường hợp dịch bệnh xảy ra, đây là điều kiện tốt để các cơ quan chức năng địa phương khuyến khích người nông dân mở rộng quy mô chăn nuôi.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.