Khu vực Liên minh châu Âu (EU) hiện nay đang nhập khẩu 35 tỷ Euro/năm rau quả toàn cầu. Nắm vững và thực hành sản xuất, chế biến các sản phẩm rau quả theo nhu cầu của thị trường này sẽ giúp rau, quả Việt Nam đạt giá trị cao.
Ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại châu Âu cho biết, hiện nay các nước EU đang trong quá trình phục hồi kinh tế và các nhu cầu tiêu dùng. Hằng năm, các nước EU nhập khẩu 35 tỷ Euro, chiếm 40% thương mại về rau quả toàn cầu.
Tại Tọa đàm, nhiều Đại sứ ở các nước EU đã thông tin về những thói quen tiêu dùng cũng như yêu cầu nhập khẩu ở các quốc gia này.
Đại sứ Phạm Việt Anh tại Hà Lan cho biết, Hà Lan là thị trường không lớn nhưng có vị trí rất quan trọng vì tập trung các nhà bán buôn tại châu Âu. “Theo quan sát của tôi thì mặt hàng trái cây Việt Nam ở đây rất ít, do nguồn hàng không ổn định, giá thành cao và bảo quản chưa tốt. Nếu có thể tăng diện tích trồng và đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường thì đây sẽ là một kênh tiềm năng để rau quả Việt Nam đi châu Âu”, ông Phạm Việt Anh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Đại sứ Việt Nam tại Áo nhấn mạnh các yếu tố thị trường EU rất coi trọng là vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Trong khi đó, theo nhìn nhận của ông Kiên, nhiều vùng trồng ở Việt Nam vẫn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, có thể dư lượng thuốc sau thu hoạch không đáp ứng yêu cầu của thị trường này.
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vina T&T Group cho biết, thị trường EU chấp nhận nhập khẩu rau, củ, quả Việt Nam không cần qua đàm phán, tuy nhiên lại không có đại diện kiểm dịch của EU tại Việt Nam để kiểm soát chất lượng xuất đi nên cũng khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tại Việt Nam.
Với kinh nghiệm tiếp cận thị trường EU nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu hoa, quả, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu cũng cho biết, việc xuất khẩu hoa quả tươi sang thị trường này rất khó khăn. Chính vì vậy, Công ty chuyển hướng thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hoa quả đông lạnh đã qua chế biến. Đặc biệt có sản phẩm sầu riêng Ri6 đông lạnh được khách hàng của nhiều nước yêu thích và liên tục hết hàng.
Tại toạ đàm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhìn nhận, dư địa xuất khẩu rau quả sang thị trường EU rất lớn, cần tìm cách thức phù hợp để tận dụng được cơ hội khi kinh tế khu vực này đang phục hồi.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các đại sứ lưu ý giúp các doanh nghiệp chuẩn bị, có đủ thông tin sẵn sàng tham gia quảng bá và ghi dấu ấn với người tiêu dùng EU thông qua hội chợ, sự kiện.
“Nhiều doanh nghiệp đã mở đường đưa hoa quả sang EU, nhưng có lẽ chúng ta không thể đi theo cách đơn thương độc mã, muốn đi xa phải đi cùng nhau. Chúng ta phải tính đến việc thành lập liên minh hoặc hiệp hội xuất khẩu sang EU để giúp nông sản đi xa hơn. Hiện chúng ta thiếu chiến lược tổng thể để xuất khẩu hoa quả sang EU vì vẫn còn nặng tư duy mùa vụ, nhiệm kỳ. Cần gạt bỏ điều này và xây dựng được chiến lược với việc làm rõ vai trò của các thành tố tham gia”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.