Thực hiện Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang về cải tạo vườn tạp (CTVT), phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững (Nghị quyết 05), TP.Hà Giang đã lồng ghép thực hiện CTVT gắn với XD vườn mẫu và nhân rộng MH.
Năm 2021, TP. Hà Giang có 79 hộ thực hiện CTVT, phát triển kinh vườn hộ; trong đó có 13 hộ cận nghèo được hưởng chính sách vay vốn theo Nghị quyết 58 của HĐND tỉnh Hà Giang, 66 hộ không được thụ hưởng chính sách này.
Đến nay, thành phố giải ngân vốn vay cho 13 hộ, với số tiền 320 triệu đồng, các hộ được vay vốn đều sử dụng đúng mục đích như mua cây, con giống và đã cải tạo được là 8.500m2 vườn tạp để trồng cây ăn quả, rau, đậu, lạc và xây dựng chuồng, trại chăn nuôi. 66 hộ không được thụ hưởng chính sách vay vốn đã cải tạo 280 m2 vườn, trong đó có 23 hộ cải tạo xây dựng vườn mẫu; 19 hộ trồng rau, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có sản phẩm xuất bán và 3 mô hình trồng chuối tiêu đã có sản phẩm thu hoạch.
Sau 1 năm triển khai thực hiện chương trình CTVT trên địa bàn các xã, phường ở TP.Hà Giang đã mang lại hiệu quả kinh tế cho 24 hộ. Tiêu biểu như hộ anh Triệu Văn Trọng (thôn Bản Cưởm 1, xã Ngọc Đường) cải tạo 1.000m2 vườn tạp trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn, gia cầm; hộ bà Nguyễn Thị Út (thôn Sơn Hà, xã Ngọc Đường) cải tạo 500m2 vườn tạp trồng rau và chăn nuôi lợn, gia cầm; hộ ông Lý Văn Chài (thôn Gia Vài, xã Phương Thiện) cải tạo 300m2 vườn tạp nuôi 25 con lợn.
Cũng từ khi thực hiện Nghị quyết 05, trên địa bàn TP. Hà Giang có 20 hộ không thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách vay vốn theo Nghị quyết số 58 nhưng vẫn tiến hành CTVT và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Phạm Hồng Giang (thôn Thái Hà, xã Ngọc Đường) cải tạo 1.500m2 vườn tạp để trồng cây ăn quả xen lẫn rau màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu nhập bình quân mỗi tháng 10-15 triệu đồng; hộ bà Hoàng Thị Lè (thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường) cải tạo 2.000m2 vườn tạp trồng cây ăn quả xen rau màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm cho thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng; hộ ông Nguyễn Bình Định (thôn Chang, xã Phương Độ) cải tạo 2.000m2 vườn tạp trồng cây ăn quả xen trồng rau màu và nuôi thủy sản, cho thu nhập bình quân 10-15 triệu đồng/tháng; hộ ông Nguyễn Thành Lân (thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện) cải tạo 1.300m2 trồng cây ăn quả, nuôi thủy sản, cho thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng…
Ông Hầu Minh Lợi, Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo CTVT TP. Hà Giang, cho biết: Qua hơn một năm thực hiện Nghị quyết số 05, đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ và nhân dân về CTVT. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, xã hội từ thành phố đến cơ sở đã vào cuộc quyết liệt, xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện cụ thể; người dân từng bước xác định được vai trò chủ thể của mình trong CTVT và tham gia hưởng ứng mạnh mẽ với sự đồng thuận cao. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi được nâng lên; xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với các doanh nghiệp có tiến triển tốt, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; cảnh quan môi trường nông thôn có nhiều chuyển biến rõ nét...
Thời gian tới, Ban Chỉ đạo CTVT thành phố Hà Giang sẽ tập trung lãnh đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền các mô hình tốt, cách làm hay để người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tham gia thực hiện CTVT, xây dựng vườn mẫu; huy động tối đa sự tham gia đóng góp công sức và nguồn lực của người dân. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.