Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 5 năm 2022 | 10:19

Ứng dụng khoa học thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Việc ứng dụng khoa học để thúc đẩy sản phẩm OCOP đang được tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh, nhằm tạo tiền đề quan trọng cho các chủ thể nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu…

Tuy nhiên, để chương trình phát triển đúng hướng, thực chất, đem lại lợi ích thiết thực, cần sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, còn người dân cần nâng cao chất lượng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật... trong sản xuất kinh doanh.

Nâng chất lượng sản phẩm

Ninh Thuận là địa phương có khí hậu khắc nghiệt, nền nhiệt cao, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi lớn; nhưng đó là điều kiện thuận lợi tạo độ tích ôn cao làm cho năng suất cây trồng tăng, nhất là những sản phẩm mang tính đặc thù như nho, táo, hành, tỏi...

Theo đó, việc áp dụng công nghệ cao trong xây dựng sản phẩm OCOP được tỉnh Ninh Thuận chú trọng, nhằm tạo tiền đề quan trọng cho các chủ thể nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu…

Anh Phạm Võ Uyên Bác, chủ trang trại FARA (thôn Nhị Hà 3, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam), cho biết, mô hình trồng dưa lưới áp dụng công nghệ cao của anh rất hiệu quả và đang phát triển tốt.

Theo anh Bác, do thổ nhưỡng, khí hậu nắng và gió đặc trưng của Ninh Thuận đã tạo nên những trái dưa thơm ngon mang hương vị đặc trưng, không nơi nào sánh bằng.

 

anh1.jpg
Các doanh nghiệp gặp gỡ nhà khoa học và chủ nông trại trồng măng Tây ở vùng An Hải (Ninh Phước - Ninh Thuận).

 

Nhiều năm làm việc trong cơ quan nhà nước, có thu nhập ổn định, nhưng đam mê nông nghiệp, cuối năm 2019, anh Bác xin nghỉ để cùng một số người bạn đầu tư vào trang trại trồng dưa lưới công nghệ cao với diện tích trên 1.000m2.

Anh Bác trồng dưa trong nhà lưới nên không bị sâu bệnh. Nhờ áp dụng công nghệ bón phân cũng như tưới nước nhỏ giọt qua một chiếc ống nhựa nên hiệu quả rất tốt. Bao quanh trang trại, anh cho trồng nhiều cây xanh chịu hạn, để môi trường xanh mát cho dưa phát triển, hiện đầu ra rất ổn định,…

Tương tự, sau thời gian tìm hiểu mô hình trồng nho trong nhà màng, gia đình chị Trần Thị Thu Hạnh (thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn) đã đầu tư nhà màng, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và ứng dụng kỹ thuật bao túi cho vườn nho.

Đứng trong vườn nho VietGAP của gia đình, chị Hạnh cho biết, nhà màng được thiết kế bằng khung sắt vững chắc, chiều cao 4m, phía trên phủ một lớp màng nylon, chi phí làm nhà màng cho 1,5 sào nho (1 sào Nam Trung Bộ = 1.000m2) khoảng 200 triệu đồng.

Nếu như trước đây, chưa làm nhà màng, vào mùa mưa, toàn bộ diện tích nho của gia đình chị thường bị các loại dịch bệnh như nấm trái, sương xuống làm nứt trái ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Từ khi có nhà màng, đã hạn chế được tác động bất lợi của các đợt mưa kéo dài, cây nho vẫn phát triển bình thường không có dấu hiệu bị bệnh tấn công.

“Việc trồng nho trong nhà màng mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi hạn chế được nấm lá, nấm trái gây nứt trái, giảm được 50% thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc, năng suất cao hơn 80% so với sản xuất nho theo phương thức truyền thống”, chị Hạnh cho hay.

Rào cản từ trình độ và kết nối tiêu thụ

Một số nông dân Ninh Thuận chia sẻ, cái khó của HTX nông nghiệp hiện giờ là nhân lực. Giám đốc HTX hầu hết là nông dân nên trình độ chưa đủ để quản lý, điều hành HTX theo hướng hiện đại mới. Nếu đi thuê ngoài thì không đủ tiền để chi trả cho chức danh giám đốc. Khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, chế biến chưa được chú trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như doanh nghiệp thu mua.

Ví dụ, trồng cây ớt phải dựa theo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng mà chọn lựa, chứ đất trồng lúa không thể chuyển sang trồng ớt được.

“Thực tế cho thấy, trước đó, HTX đã được doanh nghiệp hướng dẫn, đào tạo và theo dõi; thời gian đầu khá tốt. Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp buông ra, HTX vẫn không thể tự hoạt động. Vì vậy, chúng tôi rất tha thiết các nhà quản lý và doanh nghiệp, các nhà khoa học cùng giúp cho nông dân, giúp cho mô hình HTX được lớn mạnh, để bà con có nguồn thu nhập ổn định…”, anh Lương Thiên Tường, người nông dân địa phương, tâm sự.

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa, chuyên gia nông nghiệp, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới nhận định, chính cái nắng và gió của Ninh Thuận mới cho ra những sản phẩm độc đáo mà cả nước không nơi nào bằng. Đó là nho, tỏi, măng tây, cá, muối làm nước mắm... Việc cần giúp cho bà con nông dân có thu nhập khá, ổn định chính là khâu kết nối giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ. Lâu nay chúng ta làm chưa tốt khâu này. Sắp tới cần làm cho tốt với bà con…  

Áp dụng khoa học công nghệ phải bám sát doanh nghiệp

Để sản phẩn OCOP Ninh Thuận bay xa hơn nữa, ngành chức năng của tỉnh cam kết  sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, đồng thời quản lý chất lượng sản phẩm OCOP từ khâu sản xuất đến khi đưa ra thị trường tiêu thụ. 

Bên cạnh đó, các bên liên quan sẽ liên doanh hợp tác để gắn kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ, thúc đẩy phát triển sản phẩm của nông dân. Từ đó mở ra cơ hội hợp tác bền vững giữa nông dân, đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với doanh nghiệp.

Phát biểu trong chương trình “Giao lưu kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản tại tỉnh Ninh Thuận”, PGS.TS Mai Thành Phụng, Phó chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, cam kết, thông qua vai trò kết nối của Hội, cộng đồng doanh nghiệp, nhà khoa học sẽ hỗ trợ, hướng dẫn nông dân Ninh Thuận chuyển đổi số trong nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng và giá trị nông sản..

“Nếu chúng ta không sớm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chất lượng cao thì đời sống bà con sẽ khó có thu nhập cao được…”, PGS. TS. Mai Thành Phụng nói.

Cùng với các nghiên cứu phân tích thổ nhưỡng để tìm ra loại cây trồng phù hợp, các chuyên gia liên quan cũng sẽ hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chế biến, bảo quản sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm đáp ứng quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ để có thể xuất khẩu. Hội cũng cam kết sẽ tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm OCOP của tỉnh Ninh Thuận.

Về vấn đề cầu nối giữa người dân, HTX với các doanh nghiệp thu mua, PGS. TS. Mai Thành Phụng cho biết, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của nước ta nói chung, sản xuất nông nghiệp của Ninh Thuận nói riêng, bên cạnh việc các cơ quan quản lý, chuyên gia tư vấn cho người sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm, việc hướng dẫn người dân sản xuất phải gắn chặt với doanh nghiệp thu mua là bước quan trọng nhất hiện nay.

“Tồn tại lớn nhất của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là không xác định được thị trường của sản phẩm. Đối với người dân, HTX, sản xuất cần bám sát thị trường, xem thị trường cần gì, tiêu chuẩn để doanh nghiệp thu mua sản phẩm là gì, từ đó mới tổ chức khâu sản xuất. Nếu cứ sản xuất tràn lan không đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp thì ứng dụng công nghệ nào cũng trở nên vô dụng, sản phẩm nào ra đời cũng đều thất bại. Do vậy, người nông dân phải sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp, thị trường cần chứ không phải thứ mà người nông dân có”, PGS.TS. Phụng nhấn mạnh.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top