Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 12 năm 2016 | 6:54

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Top 10 thương hiệu “Tin và Dùng”

Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh, Vinamilk được tạp chí Tư Vấn & Tiêu Dùng thuộc Thời Báo Kinh Tế Việt Nam trao chứng nhận đứng vị trí thứ 2 trong Top 10 Tin và Dùng Việt Nam 2016. Từ năm 2006, chương trình Tin & Dùng Việt Nam được tổ chức thường niên nhằm bình chọn sản phẩm hàng hóa - dịch vụ trên thị trường Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn, do Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng (thuộc Thời báo Kinh tế Việt Nam) tổ chức trên quy mô toàn quốc.


Ông Đỗ Thanh Tuấn – Trưởng bộ phận Đối ngoại Vinamilk đại diện công ty nhận giải thưởng Top 10 Tin và Dùng

Ngoài ra, trong năm 2016, Vinamilk cũng tiếp tục được bình chọn đứng đầu trong top 10 Doanh Nghiệp niêm yết uy tín tại Việt Nam, và vào top đầu Bảng xếp hạng V1000 – 1.000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016. Ngày 30/11 vừa qua, tại Lễ công bố các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2016 lần thứ 4, Vinamilk cũng đã giữ vững danh hiệu thương hiệu quốc gia trong 8 năm liên tiếp.

Không chỉ khẳng định vị thế bằng các giải thưởng và chứng nhận uy tín trong nước, các hoạt động của Vinamilk tại thị trường quốc tế cũng diễn ra rất sôi nổi. Doanh thu xuất khẩu của Vinamilk 10 tháng đầu năm 2016 đạt 4.662 tỉ đồng (tương đương 208 triệu đô la Mỹ). Vinamilk đã và đang xuất khẩu đến 43 quốc gia trên khắp 5 khu vực châu lục, và hiện tại khu vực Châu Á là thị trường được tập trung mạnh của công ty. Vừa qua, Vinamilk đã vinh dự được chọn là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong khối ASEAN, với mã số tự chứng nhận 0001/TCNXXHH.

Thành lập vào năm 1976, tính đến nay, sau 40 năm hình thành và phát triển, có thể thấy những thành công trong kinh doanh và uy tín thương hiệu của Vinamilk có được là nhờ một tầm nhìn chiến lược xuyên suốt và kiên trì bám sát nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, chính bản thân ban lãnh đạo và đội ngũ của Vinamilk cũng đã là một nguồn tài sản quý giá mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Cơ chế quản trị khoa học, sự minh bạch của hệ thống cùng với kinh nghiệm và phong cách lãnh đạo ở Vinamilk…, là những nền tảng chắc chắn để những nhà đầu tư trong ngoài nước tin tưởng. Bên cạnh việc biết tự thiết lập cho mình “khoảng trống” để tự hoạch định và phát triển, Vinamilk còn tự thúc ép mình, không ngủ quên trên chiến thắng mà luôn đón bắt những thay đổi để thích nghi và hội nhập. Chính vì thế thương hiệu Vinamilk ngày càng tự tin, khẳng định vị trí dẫn đầu tại Việt Nam và vươn ra chinh phục thị trường quốc tế.


Vinamilk đã và đang xuất khẩu sản phẩm đến 43 quốc gia trên khắp 5 khu vực châu lục

Chương trình Tin và Dùng đã thực hiện bình chọn trên 4.000 sản phẩm – dịch vụ được đề cử, nhận được 16.000 phiếu bình chọn, 62.000 ý kiến đánh giá trực tuyến. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa - dịch vụ tại Việt Nam đều được tham gia bình chọn. Sản phẩm - dịch vụ bình chọn được chia theo 7 nhóm ngành chính gồm: nhóm Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm; nhóm Thực phẩm và dịch vụ bán lẻ; nhóm Thời trang, mỹ phẩm, làm đẹp; nhóm Sản phẩm gia dụng – nội thất; nhóm Dược phẩm và thiết bị chăm sóc sức khoẻ; nhóm Du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản và nhóm Công nghệ, viễn thông.

Những con số ấn tượng của Vinamilk

  • Là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 9 tỷ USD (theo số liệu ngày 11/08/2016).
  • Tổng đàn bò sữa hiện nay (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết): 120.000 con, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Dự kiến đàn bò sữa của Vinamilk sẽ có khoảng 160.000 con vào năm 2017 và 200.000 con vào năm 2020 với sản lượng sữa tươi nguyên liệu đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi.
  • Vinamilk xếp thứ 49 toàn cầu về doanh thu các sản phẩm sữa trong năm 2015 (ước tính theo số liệu từ Euromonitor).

 

Vân Phương

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top