Với sự nỗ lực, chỉ đạo sát sao, kịp thời của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình 02-CTr/TU nên 6 tháng đầu năm 2016, Hà Nội đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế cần khắc phục để sớm đưa Thủ đô cán đích NTM.
Hà Nội cần tạo điều kiện cho người dân liên kết với HTX, DN trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.
Thành quả đáng khích lệ
Tính đến hết năm 2015, Hà Nội có 201/386 xã (chiếm 52,07%) đạt chuẩn NTM, vượt 12,07% so với mục tiêu đề ra. 102 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 83 xã đạt từ 10-14 tiêu chí. Tuy nhiên, do áp dụng chuẩn nghèo mới, nên hiện nay toàn thành phố có 169/386 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-14 tiêu chí, còn xã Ba Vì (huyện Ba Vì) mới đạt 8 tiêu chí.
Ngoài huyện Đan Phượng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, đến nay hồ sơ đề nghị 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh đạt chuẩn NTM đã trình Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG về XDNTM Trung ương xem xét.
Đời sống nhân dân nâng cao cả về chất và lượng; 296/386 xã đạt và cơ bản đạt, giảm 08 xã so với năm 2015; còn 90/386 xã chưa đạt, do năm 2016 quy định về tiêu chí thu nhập phải đạt 33 triệu đồng/người/năm. Hộ nghèo tiếp tục được rà soát theo chuẩn nghèo mới; toàn thành phố có 218/386 xã đạt và cơ bản đạt....
Công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT), thực hiện được 78.561,73ha/76.281,57 ha (đạt 103%), tăng 1.670 ha so với năm 2015. Mỗi hộ gia đình trước DĐĐT có 7-15 ô thửa, thậm chí 27-39 ô thửa thì nay chủ yếu chỉ còn 1-2 ô thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tổ chức sản xuất, giảm ngày công, tiết kiệm chi phí vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu. Đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung cao như vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Đông Anh, Thanh Oai…cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 20-25%; vùng sản xuất rau an toàn tại các huyện Đông Anh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm… với giá trị sản xuất từ 400-500 triệu đồng/ha/năm.
Vùng trồng cây ăn quả ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm… có giá trị từ 0,5-1,5 tỷ đồng/ha/năm. Vùng trồng hoa, cây cảnh như Mê Linh, Đan Phượng, Đông Anh, Thường Tín…với giá trị từ 0,5-1,5 tỷ đồng/ha/năm, có nơi đạt trên 2 tỷ đồng/ha/năm.
Các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở các huyện, thị xã như: Sơn Tây, Ba Vì, Gia Lâm, Chương Mỹ, Thanh Oai…với giá trị từ 5-6 tỷ đồng/hộ/năm; vùng nuôi trồng thủy sản hiệu quả như: Thanh Trì, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức,…với giá trị từ 200-300 triệu đồng/ha/năm.
Khắc phục khó khăn
Đánh giá về những tồn tại, đại diện UBND huyện Chương Mỹ cho hay: “Chương Mỹ có số trang trại quy mô lớn khá nhiều, nhưng hiện nay chỉ có một nhà máy chế biến gia cầm, còn toàn bộ giết mổ là tự phát với khoảng 100 hộ. Điều này gây khó khăn trong việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện chúng tôi kêu gọi đầu tư nhưng khó khăn vì vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi lại lâu nên doanh nghiệp chưa nhiệt tình hợp tác”.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, chia sẻ: “Sau DĐĐT xảy ra hiện tượng bỏ đất. Các huyện đều có quy hoạch vùng rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả… nhưng đầu ra vẫn khó khăn. Chúng tôi đề xuất hình thành các vùng tập trung cây nông nghiệp, có cơ chế đủ mạnh, đồng thời thu hút doanh nghiệp tham gia vào công tác sản xuất. Cùng với chủ trương chung tay XDNTM, các huyện cần tiến hành làm thương hiệu sản phẩm nông sản và ký kết với các quận về cung cấp thực phẩm an toàn”.
Ông Chu Phú Mỹ, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chánh văn phòng Điều phối NTM TP.Hà Nội, cho biết: “Thành phố có khoảng 5.000ha rau an toàn nhưng tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý chất lượng sản phẩm chưa tốt. Các hộ sản xuất phải đăng ký, cam kết không sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU Hà Nội, bà Ngô Thị Thanh Hằng, chia sẻ: “Việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, Hà Nội đã đạt được kết quả toàn diện đáng khích lệ. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp vẫn còn tình trạng nhỏ lẻ, cơ cấu cây trồng - vật nuôi chưa vững chắc. Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều. Về phát triển sản xuất nông nghiệp, các huyện phải sớm kiểm tra, chỉ đạo tập trung làm tốt công tác phòng chống bão lụt. Xử lý nhanh các công trình đê điều để sản xuất, chuẩn bị phòng chống dịch bện gia súc, gia cầm, đồng thời chuẩn bị cho vụ đông sắp tới. Tạo điều kiện cho các hộ dân liên kết hợp tác, liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất. Phấn đấu năm 2016 có thêm 35 xã cán đích NTM trên địa bàn Thủ đô”.
Nhất Nam
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.