Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 2 năm 2017 | 3:32

“Thơ - đồng hành và sáng tạo”

Đó là chủ đề của đêm thơ Nguyên tiêu 2017 được tổ chức tối nay (10/2, nhằm 14 tháng Giêng) tại Nhà khách T50 (TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

Trên thế giới, hầu như nước nào cũng có thơ và nhiều nước có sử thi lâu đời. Song có lẽ, trong lịch sử nhân loại chưa có một dân tộc nào yêu thơ và thơ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống như ở nước ta. Ngày Thơ Việt Nam là một nét độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Ngày thơ Việt Nam được bắt đầu tổ chức từ năm 2003, đến nay đã được 15 năm. Riêng ở Quảng Ngãi năm nay là lần thứ 14 tỉnh tổ chức Ngày thơ Việt Nam. Xuất phát từ bài thơ “Nguyên tiêu” (tức Rằm tháng Giêng) được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác tại chiến khu Việt Bắc năm 1948. Nội dung bài thơ cũng chính là tinh thần của Ngày thơ Việt Nam trên địa bàn cả nước.

Nhân Tết Nguyên Tiêu Đinh Dậu - 2017 (Rằm tháng Giêng), tối ngày 10/2, tại Nhà khách T50 (TP. Quảng Ngãi), Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi tổ chức Ngày thơ Việt Nam ở Quảng Ngãi với chủ đề “Thơ - đồng hành và sáng tạo”. Đây là năm thứ 14 liên tiếp Quảng Ngãi tổ chức Ngày thơ Việt Nam và được đông đảo lãnh đạo tỉnh, các sở ngành, hàng ngàn học sinh các trường THPT Trần Quốc Tuấn, Trường THPT Chuyên Lê Khiết và những người yêu thơ đến tham dự.

Ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: Mỗi năm Ngày thơ Việt Nam được tổ chức với một chủ đề khác nhau và mỗi chủ đề đều có một ý nghĩa riêng. Như chúng ta đã biết, trong suốt tiến trình lịch sử mở mang bờ cõi, đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam thân yêu, thơ ca bao giờ cũng trở thành hành trang, vũ khí tinh thần trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Có lẽ không có một đất nước nào trên thế giớ lại có một bản tuyên ngôn hùng hồn bằng thơ như bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt. Nhiều thế hệ nhà thơ nối tiếp nhau, không những chỉ cống hiến sức lực, tâm hồn mà còn hiến dâng cả xương máu của mình cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước.

Năm nay, Ban tổ chức sẽ đem đến cho người xem 17 bài thơ và ca khúc phổ từ thơ của hội viên. Các bài thơ, ca khúc xoay quanh các chủ đề ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, chủ quyền biển, đảo, ca ngợi sự đổi mới của quê hương… So với mọi năm thì năm nay, chương trình đêm thơ không tổ chức quy mô nhưng thật sự ấm cúng và tôn vinh những người sống hết mình vì thơ. Bởi nhiều tiết mục sẽ do chính tác giả thể hiện. Chủ tịch Hội VHNT Quảng Ngãi Lê Văn Sơn chia sẻ: Những năm trước, chương trình đêm thơ được tổ chức và dàn dựng quy mô. Tuy nhiên, năm nay, chương trình muốn đem đến cho người xem những tiết mục do chính tác giả thể hiện như tác phẩm thơ Quê anh- Quảng Ngãi (Hồng Mão), thơ Tiếng gà trên núi Nghĩa Cương (Bùi Tấn Xương), ca khúc Anh lính gác Nhà giàn (Thơ: Lê văn Thuận, Nhạc: Duy Vũ),  cùng các tác giả như Vũ Văn Hoanh, Trần Thu Hà, Bùi Mi Lơ, Nguyễn Thy Phương, Nguyễn Tấn Hải…

Sự hòa quyện giữa thơ và nhạc

Năm nay, Ban tổ chức đưa vào 2 tác phẩm của hai hội viên mới mất năm 2016 là Trầm Thụy Du - nguyên Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh và Ủy viên Ban Chấp hành Hội VHNT tỉnh Nguyễn Quang Trần để tưởng nhớ các anh. Mặc dù, Trầm Thụy Du đã từ giã gia đình và bạn bè hơn một năm, song những bài thơ của ông vẫn còn vang vọng mãi trong lòng người đọc. Đặc biệt, khi nhạc phẩm “Lúng liếng Mắt Hrê” của Nhạc sĩ Văn Phượng phổ từ thơ Trầm Thụy Du đạt giải thưởng Âm nhạc Việt Nam năm 2016, một lần nữa đã cho ta thấy sức sống của một hồn thơ khi được âm nhạc của Văn Phượng chắp cánh đến với đông đảo người hâm mộ cả nước. “Lúng liếng Mắt Hrê” do ca sĩ Sia Lợ và tốp múa Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc tỉnh trình bày mở đầu chương trình hứa hẹn sẽ tạo một khí thế cho đêm thơ.

Ngoài “Lúng liếng mắt Hrê”, người yêu thơ sẽ còn được thưởng thức 4 ca khúc được phổ từ thơ của hội viên gồm: Anh lính gác Nhà giàn, Tổ quốc trong trái tim người lính, Anh có về Quảng Ngãi cùng em (Thơ: Nguyễn Quang Trần, Nhạc: Thi Lộc) và Hương Cau (Thơ: Nguyễn Ngọc Hưng, Nhạc: Minh Châu). Mỗi tác phẩm là sự hòa quyện giữa thơ và nhạc tạo nên sự độc đáo, dễ đi vào lòng người. 

Anh Nguyễn Minh Châu - người phổ thơ tác phẩm Hương Cau, chia sẻ, anh quen biết và quý Nguyễn Ngọc Hưng ngay từ ngày anh làm đêm thơ nhạc đầu tiên cho Hưng vào năm 1992 tại Thư viện Tổng hợp tỉnh. Từ đó giữa hai anh em đã có sự đồng điệu qua các tác phẩm được phổ từ thơ Nguyễn Ngọc Hưng. Sắp tới anh sẽ phát hành CD gồm 10 ca khúc được phổ thơ Nguyễn Ngọc Hưng. Trong số 10 ca khúc ấy, Minh Châu đã chọn Hương Cau để tham gia đêm thơ Nguyên tiêu 2017. Bởi, khi đọc Hương Cau đã khiến anh nhớ quê nhà đến nao lòng. Minh Châu được sinh ra và lớn lên tại Quảng Trị nhưng anh lại có duyên và gắn bó với mảnh đất Quảng Ngãi. 

Anh nhớ lại, vào tháng Giêng hàng năm, mùa hoa cau nở rộ, mẹ và chị em gái đều dùng hoa cau để gội đầu. Chính vì vậy, khi nghe bài thơ của Nguyễn Ngọc Hưng, anh đã quyết định phổ nhạc theo phong cách dân gian. Ca khúc đã thể hiện được nỗi nhớ về những kỷ niệm của một thơ ấu và mang màu sắc của một tình yêu dân dã, thôn quê. Đó cũng là sự tiếc nuối của tác giả khi nghĩ về khoảng thời thơ ấu của mình. Pha vào đó là tình cảm của tác giả đối với nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng.

Ngày Thơ Việt Nam ở Quảng Ngãi là “ngày của lòng yêu nước”, ngày kết nối lòng yêu nước từ mọi con người yêu thơ, yêu đất, yêu biển và yêu nước. Và, bên cạnh thơ, âm nhạc cũng luôn đồng hành với những người yêu nước, và đồng hành với thơ. Tất cả làm nên một “bản giao hưởng” vừa hào hùng vừa xúc động, kiêu dũng.

Lễ kéo cờ thơ năm 2016

Lễ kéo cờ thơ năm 2016

                                                                                     HẢI YẾN

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hội thi pháo đất Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Hội thi pháo đất  Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.

  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

Top