Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 1.808/1.924 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đã thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS (đạt tỉ lệ 93,97%).
Thời gian qua, việc triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) đã giúp cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc đối với các phương tiện cố tình vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản bất hợp pháp. Bên cạnh đó, khi được lắp đặt, vận hành, đưa vào sử dụng, trên các tàu cá sẽ có kênh thông tin liên lạc hữu hiệu giúp ngư dân phòng, tránh bão, áp thấp nhiệt đới và được hỗ trợ khi họ gặp sự cố, thiên tai trên biển.
Theo Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU, qua hơn 1 năm triển khai thực hiện, với sự chủ động, tích cực trong tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng, tính đến ngày 10/6/2021, toàn tỉnh Bình Thuận có 1.808/1.924 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đã thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS (đạt tỉ lệ 93,97%). Trong đó, nhóm tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên lắp đặt 35/35 tàu, đạt tỉ lệ 100%; nhóm tàu cá chiều dài từ 15m đến dưới 24m lắp đặt được 1.773/1.889 tàu cá, đạt 93,85%.
Số tàu cá chưa thực hiện lắp đặt thiết bị VMS là 116 tàu (chiếm 6,02%). Qua rà soát, một số tàu cá nằm bờ chờ bán, hoặc đang làm thủ tục sang nhượng hoặc làm ăn thua lỗ, tàu hư hỏng nên nằm bờ. Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh Bình Thuận cho biết đã yêu cầu các đơn vị, địa phương tuyên truyền, nhắc nhở các chủ tàu khẩn trương lắp đặt thiết bị VMS theo quy định. Đồng thời, đề nghị các đơn vị: Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Thủy sản, Văn phòng đại diện kiểm soát nghề tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tàu này, kiên quyết không cho xuất bến đi khai thác, không cấp đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản khi chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình...
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh, từ khi triển khai việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, tình trạng ngư dân địa phương vi phạm pháp luật trong quá trình hành nghề đã giảm xuống, nổi rõ là từ tháng 7/2019 đến nay trên địa bàn tỉnh không có trường hợp tàu cá nào vi phạm khai thác vùng biển bị nước ngoài bắt giữ; không chỉ vậy, còn giúp cho ngư dân và phương tiện có được kênh thông tin, tránh được những rủi ro trong quá trình hành nghề.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.