Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (AWATEN) vừa có văn bản gửi các cơ quan, bộ, ban ngành về đề xuất, kiến nghị các giải pháp về phát thải khí nhà kính (KNK), phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.
Phát triển thị trường các-bon được coi là nguồn lực hữu hiệu và khả thi để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 và đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao và an ninh toàn cầu. Tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam và gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; cùng 141 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất và cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.
Để thực hiện các cam kết của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, nhằm tuyên truyền các quy định pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm; đồng thời thảo luận và trao đổi các thông tin, giải pháp cho các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã cam kết. Thời gian qua, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu – Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức chuỗi sự kiện “Cộng đồng và doanh nghiệp với quy định giảm phát thải khí nhà kính và cơ chế các-bon” tại Hà Nội. Chuyên đề I được tổ chức vào ngày 14 tháng 12 năm 2022 tại Hà Nội với chủ đề “Trách nhiệm của cộng đồng và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”. Chuyên đề II cũng được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23 tháng 12 năm 2022 với chủ đề “Diễn đàn: Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0”.
Diễn đàn 1: Trách nhiệm cộng đồng và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 diễn ra vào ngày 14/12/2022
Căn cứ những thông tin trao đổi, chia sẻ từ các đại biểu, chuyên gia, diễn giả tại 02 sự kiện nêu trên, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam đã tổng hợp những nội dung quan trọng và có kiến nghị tới cơ quan quản lý những đề xuất cụ thể như:
Kiến nghị tới Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Các nội dung quy định về trách nhiệm thực hiện kiểm kê khí nhà kính, phát triển thị trường các-bon là một trong những công cụ, giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, do đó các cơ quan quản lý cần nghiên cứu toàn diện và sớm đưa ra các quy định hướng dẫn cụ thể về cách thức triển khai thực hiện hoạt động kiểm kê khí nhà kính và phát triển thị trường các-bon theo đúng lộ trình tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.
Diễn đàn 2: Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 diễn ra vào ngày 23/12/2022
– Hiện nay, Liên minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ đang dự kiến sẽ áp dụng Cơ chế điều chỉnh các-bon (CBAM) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, Luật và các cơ chế chính sách tại Việt Nam chưa theo kịp quốc tế; đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang chưa có nhiều thông tin về thị trường các-bon và cơ chế CBAM. Do đó, để tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trong hoạt động xuất nhập khẩu vào các thị trường này, cần phải nghiên cứu cơ chế hoạt động của thị trường các-bon trên thế giới; chính sách áp thuế các-bon cho các lĩnh vực, loại hàng hóa và triển khai ngay từ năm 2023, sớm hơn so với dự kiến tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP là có sàn các-bon vào năm 2025.
Các đại biểu trao đổi tại Tọa đàm
– Phối hợp với các cơ quan ban, ngành rà soát và khẩn trương ban hành các quy định pháp luật về hướng dẫn đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) và thực hiện kiểm kê cấp cơ sở cho năm cơ sở 2022 vào năm 2023 cho các lĩnh vực: công thương, xây dựng, giao thông vận tải, …
– Phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm ban hành danh mục các công nghệ ít phát thải các-bon; định mức phát thải theo từng lĩnh vực, sản phẩm…
– Nghiên cứu cơ chế phát triển, xây dựng thị trường các-bon; phát triển thị trường các-bon theo hướng hội nhập quốc tế, dễ dàng mua bán, thương mại tín chỉ các-bon, trao đổi, bù trừ hạn ngạch phát thải khí nhà kính không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới đảm bảo minh bạch, khách quan, công bằng phù hợp với cung cầu thị trường.
– Xây dựng chế tài, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi sử dụng công nghệ xanh, giảm phát thải, năng lượng tái tạo. Đồng thời tăng mức xử phạt khi các tổ chức, doanh nghiệp không thực hiện đúng và theo các quy định về báo cáo kiểm kê khí nhà kính, kế hoạch giảm nhẹ phát thải.
– Xây dựng cơ chế khuyến khích các công ty, đơn vị chưa phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính tham gia triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính;
– Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ, công cụ đám mây nhằm tính toán tự động, cập nhật và lưu trữ các số liệu, dữ liệu đồng nhất về kiểm kê khí nhà kính của các cơ sở trên toàn quốc.
Kiến nghị tới Bộ Công Thương
– Các giải pháp về tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo cần được khuyến khích thực hiện. Đặc biệt, cần rà soát và khẩn trương ban hành Quy hoạch điện 8 sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn và khả thi trong việc thực hiện các cam kết của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.
Cần xây dựng các cơ chế, hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy thương mại các-bon trong lâm nghiệp với thị trường các-bon trong nước và quốc tế
– Ban hành các quy định hướng dẫn về đo đạc, báo cáo và thẩm định cho các tổ chức, doanh nghiệp ngành công thương và tiến hành thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở vào năm 2023.
Kiến nghị tới Bộ Tài chính
– Đẩy mạnh các hoạt động tài chính xanh, thực hiện phát hành trái phiếu, tín dụng xanh cho các địa phương, doanh nghiệp đặc biệt cho các dự án có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời…
– Ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp triển khai các hành động giảm nhẹ phát thải KNK liên quan đến sử dụng năng lượng hiệu quả có áp dụng quy trình MRV như sau:
1/ Miễn giảm thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng;
2/ Miễn giảm thuế đối với các hàng hóa và thiết bị ít tiêu hao;
3/ Được vay ngân hàng, các quỹ hỗ trợ như Quỹ Bảo vệ môi trường, Quỹ phát triển khoa học công nghệ với lãi suất ưu đãi để đầu tư (hay thay thế) các thiết bị ít tiêu hao năng lượng và thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo.
– Xây dựng các quy định về quản lý sàn giao dịch tín chỉ các-bon; xây dựng thị trường các-bon; nghiên cứu và đưa ra các giải pháp về thuế các-bon và lộ trình triển khai tại Việt Nam.
Kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng; xây dựng các cơ chế, hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy thương mại các-bon trong lâm nghiệp với thị trường các-bon trong nước và quốc tế.
– Trình Thủ tướng Chính phủ và xây dựng các quy định hướng dẫn cụ thể về các hoạt động liên quan tới hấp thụ các-bon của rừng, trao đổi, mua bán thương mại tín chỉ các-bon rừng.
Kiến nghị tới các cơ quan, bộ, ban, ngành liên quan
– Kiến nghị các cơ quan liên quan chia sẻ thông tin về các nguồn tài chính quốc tế hỗ trợ công tác thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong từng lĩnh vực.
– Xem xét xây dựng một mạng lưới các doanh nghiệp thực hiện hành động giảm nhẹ phát thải KNK nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm triển khai các hành động giảm nhẹ cũng như các nguồn tài chính có thể tiếp cận được trong nước và quốc tế.
– Triển khai các hoạt động truyền thông, tuyên truyền theo nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng về thực hiện các hành động giảm phát thải và phát triển thị trường các-bon; ưu tiên các doanh nghiệp thực hiện hành động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp trong kế hoạch tổ chức Giải thưởng Môi trường Việt Nam và các giải thưởng tôn vinh khác hàng năm.
Phát thải ròng bằng 0 mục tiêu không thể trì hoãn, xu thế không thể đảo ngược. Các nhà khoa học đã chứng minh, chúng ta cần phải đưa thế giới về trạng thái này càng sớm càng tốt, chậm nhất là năm 2050 để hạn chế những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu. Trong thời gian tới, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông, tuyên truyền tới các địa phương, cơ quan, tổ chức, cộng đồng; đồng thời nghiên cứu đề xuất ra các giải pháp, ứng dụng mô hình công nghệ xanh, tuần hoàn nhằm thực hiện giảm phát thải, nỗ lực thực hiện cam kết Net zero vào năm 2050.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.