Trong 17 nhóm chỉ tiêu huyện Na Hang (Tuyên Quang) đề ra thực hiện trong năm 2022, có 9 nhóm chỉ tiêu đạt và 8 nhóm chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt tới đạt 220,2%.
Nhiều nhóm chỉ tiêu vượt kế hoạch
Theo báo cáo của UBND huyện Na Hang, năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh, chỉ đạo quyết liệt của Huyện uỷ, sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân huyện, điều hành tập trung, linh hoạt, hiệu quả của UBND huyện, cùng với sự đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm, thống nhất cao của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đã tạo nên sức mạnh để huyện Na Hang (Tuyên Quang) đạt và vượt 17/17 nhóm chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Trong đó, 9 nhóm chỉ tiêu đạt và 8 nhóm chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt tới đạt 220,2%.
Huyện Na Hang đã chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp; thường xuyên nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh và đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp. Kết quả là giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện năm 2022 đạt 1.413,8 tỷ đồng, đạt 220,2% so với kế hoạch; tăng 57,5% so với cùng kỳ. Cùng với đó, huyện tiếp tục đầu tư, huy động các nguồn lực thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Khuôn Phươn; mời gọi, thu hút đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp giai đoạn 2021-2025, trong năm 2022, huyện đã thu hút được 02 dự án đầu tư.
Thời gian qua, huyện Na Hang quan tâm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm. Trong ảnh, các lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở ban ngành của tỉnh chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng của huyện Na Hang tại Hội chợ Thương mại - Du lịch Tuyên Quang năm 2022 và công bố chỉ dẫn địa lý Chè Shan Tuyết Na Hang và Bưởi Soi Hà của huyện Yên Sơn.
Triển khai kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm đủ hàng hóa, dịch vụ và ổn định giá cả thị trường, bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký, kê khai, niêm yết giá và bán hàng đúng giá niêm yết; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, gom hàng, gây sốt giá, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân, đến trật tự, an toàn xã hội.
Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, đăng ký bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ; tổ chức thực hiện tốt gian hàng bán các sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc sản của địa phương. Hiện, Na Hang có 74 doanh nghiệp trên 1.400 hộ kinh doanh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội ước thực hiện năm 2022 là 1.824 tỷ đồng.
Nhiều sản phẩm của huyện đăng ký bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử từ đó quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Chỉ đạo các đơn vị quản lý giao thông, bến xe khách, doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh vận tải quản lý, bảo đảm an toàn, lưu thông hàng hóa thông suốt phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin có bước phát triển, độ phủ sóng tương đối tốt. Thực hiện dự án cấp điện cho các thôn vùng sâu, vùng xa.
Lượng khách du lịch tăng 154,8%
Trong năm, Na Hang đã tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/HU ngày 21/7/2021 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện Na Hang, giai đoạn 2021-2025; các chương trình, đề án bảo tồn phát triển văn hoá, du lịch trên địa bàn. Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao và lễ hội gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Chợ Đêm Na Hang trở thành điểm nhấn thu hút du lịch tới đây.
Tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Ước thực hiện hết năm 2022 thu hút 229.000 lượt khách, đạt 144% kế hoạch, tăng 154,8% so với cùng kỳ, doanh thu đạt 225 tỷ đồng, đạt 135,7% kế hoạch, tăng 181,1% so với cùng kỳ. Huyện đang phối hợp làm việc với các nhà đầu tư đến khảo sát, xúc tiến đầu tư vào phát triển du lịch.
Ở một khía cạnh khác, Na Hang đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, các điểm du lịch trên địa bàn, các tuyến đường giao thông kết nối; kế hoạch phát triển hai bờ sông Gâm gắn với tuyến phố đi bộ, chợ đêm, điểm chụp ảnh (checkin), tập thể dục thể thao. Tập trung huy động các nguồn lực, xúc tiến thu hút các nguồn vốn đầu tư; khuyến khích tạo kiều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ các cơ sở lưu trú, homestay, tàu thuyền, ẩm thực. Na Hang hiện có 03 khách sạn, 24 cơ sở lưu trú (có 271 phòng, 530 gường); trên 20 nhà hàng, 69 tàu thuyền du lịch; bước đầu phát triển loại hình du lịch cộng đồng (homestay) gồm 18 hộ gia đình triển khai thực hiện thí điểm...
Du khách trải nghiệm cắm trại tại vườn lê Hồng Thái.
Cùng với đó, thúc đẩy kết nối liên kết vùng, quảng bá hình ảnh danh lam thắng cảnh, văn hoá truyền thống, con người Na Hang với du khách; nghiên cứu phát triển mô hình du lịch nông thôn, du lịch tổng hợp, xây dựng và thí điểm thực hiện các tour, tuyến du lịch khám phá, du lịch trải nghiệm trong rừng trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ nhân lực làm du lịch; tăng cường công tác quản lý nhà nước về dịch vụ, du lịch trên địa bàn, đảm bảo hoạt động du lịch đi vào nề nếp.
Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Na Hang đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết của tỉnh, của huyện về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá đặc sản, giá trị gia tăng cao; các đề án, chương trình, kế hoạch, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát nông, lâm nghiệp, thủy sản; thực hiện các mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tăng cường công tác quản lý, phát triển các sản phẩm OCOP.
Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ trao Văn bằng Bảo hộ sở hữu trí tuệ và Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Chè Shan tuyết Na Hang.
Năm 2022, Na Hang có 09 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, nâng số sản phẩm OCOP của huyện lên 28 sản phẩm (có 01 sản phẩm đã hoàn thiện hồ sơ dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm 5 sao cấp quốc gia). Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc sản được đẩy mạnh. Đến nay, huyện có sản phẩm chè Shan Tuyết Na Hang được cấp chỉ dẫn địa lý; 8 sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm ...
Trong lĩnh vực trồng trọt, Na Hang đã tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng, áp dụng các giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, dần hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: Cây lê (Hồng Thái) 106,1 ha, hồng không hạt (Đà Vị, Hồng Thái) 49 ha; rau, quả trái vụ (Hồng Thái, Khâu Tinh) 15 ha, bí thơm xanh 50 ha... thí điểm thực hiện các đề tài, mô hình trồng cây nấm hương, cây gấc, cây gai xanh, cây dược liệu... được nhân dân hưởng ứng tích cực.
Năm 2022, huyện Na Hang cung cấp ra thị trường đạt 1.551,1 tấn thủy sản các loại.
Na Hang hiện có trên 8.371 hộ chăn nuôi, số hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại ngày càng tăng lên; tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển ổn định. Huyện có 105 hộ, 2 hợp tác xã, 3 doanh nghiệp tham gia vào nuôi trồng thủy sản với 1.092 lồng cá các loại, trong đó có 731 lồng nuôi cá đặc sản. Tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản ước đạt 1.551,1 tấn, đạt 102 % kế hoạch.
Cùng với đó, huyện tiếp tục triển khai các chính sách phát triển lâm nghiệp, chủ động tuyên truyền, nắm bắt thông tin, đấu tranh ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Trong năm huyện trồng mới 537,1/500 ha rừng tập trung, đạt 107,4% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng duy trì trên 78%.
Một số chỉ tiêu huyện Na Hang đặt ra trong năm 2023 1) Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,1 triệu đồng/người/năm. 2) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 903,1 tỷ đồng. 3) Giá trị sản xuất ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) tăng trên 4%/năm; sản lượng lương thực đạt trên 19.250 tấn. 4) Trồng mới trên 525 ha rừng, trong đó trồng rừng tập trung 500 ha; Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 78%. 5) Thu hút trên 180.000 lượt khách du lịch, doanh thu xã hội về du lịch đạt 225 tỷ đồng. 6) Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt trên 1.856 tỷ đồng. 7) Thu ngân sách trên địa bàn đạt 48 tỷ đồng. 8) Duy trì 04 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt mới 01 xã nông thôn mới (xã Khâu Tinh); trong đó 01 đạt xã nông thôn mới nâng cao (xã Hồng Thái). 9) Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 24,2%. 10) Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học; 100% xã, thị trấn giữ vừng phổ cập các bậc học; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ đạt 49,9%; Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các bậc học: Mần non 58,3%, Tiểu học 100%. Trung học cơ sở 66,7%. 11) Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa trên 86%; tỷ lệ thôn đạt danh hiệu thôn văn hóa trên 86%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa trên 96%. 12) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (chiều cao theo tuổi) dưới 21%; Phấn đấu 100% xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã; Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 99%. 13) Số lao động được tạo việc làm 1.785 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 57,3%, trong đó có bằng, chứng chỉ 22,7%. 14) Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm trên 6%/năm. 15) Tỷ lệ hộ dân đô thị được sử dụng nước sạch đạt trên 99%, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 97%; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; trên 95% chất thải rắn thông thường được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn quốc gia tương ứng. 16) Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 99%. 17) Hoàn thành xây dựng 05 cầu trên đường giao thông nông thôn và thực hiện bê tông hoá 9,65 km đường giao thông nông thôn (đường nội đồng); kiên cố hoá kênh mương nội đồng 3,838 km. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.