Tháng 2, khi những cơn mưa xuân và sương mù bao phủ khắp các ngọn đồi, bà con dân tộc Dao đỏ ở xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) kéo nhau đi thu hoạch măng Sặt.
Vị ngọt, mềm, thơm ngon của giống măng bản địa mà nhiều người ưa chuộng đã khiến diện tích măng không ngừng được mở rộng, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân nơi đây.
Mùa thu hoạch măng bắt đầu từ cuối tháng 2 đến hết tháng 5, đất ẩm khiến măng đâm chồi mạnh mẽ, Bà con tìm những khu vực nhiều mầm mới nhú, đào sâu xuống đất để thu về những mầm măng trắng nõn.
Măng Sặt là cây bản địa đã được bà con Dần Thàng khai thác làm rau ăn từ nhiều năm nay. Gần chục năm trở lại đây, người tiêu dùng đã biết thưởng thức món ăn đặc sản này. Sáng sớm, phụ nữ Dao đỏ đã vào rừng thu hái măng sặt để ăn và bán ra thị thị trường với giá trung bình từ 15.000 – 20.000 đồng/kg.
Ở Dần Thàng có khoảng gần chục hộ gia đình chuyên thu mua măng của bà con, cao điểm có ngày mỗi hộ thu mua được 1 tấn măng tươi.
Với sản lượng 2-3 tấn/ha, cây măng Sặt đã đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể (khoảng 60 triệu đồng) cho bà con trong xã. Với tổng diện tích 260 ha trên toàn xã, bà con thường xuyên nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng...
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.