Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 16 tháng 5 năm 2023 | 15:56

Những "chuồng cọp" không lối thoát giữa Hà Nội

Tại TP. Hà Nội và Hải Phòng đã xảy ra 2 vụ cháy làm 7 người tử vong. Qua đó, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo người dân một số kỹ năng cần thiết để thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn.

Nhiều hậu quả tang thương từ chuồng cọp

Sáng 13/5, tại ngôi nhà trên phố Thành Công, quận Hà Đông (Hà Nội), đã xảy ra vụ cháy khiến 4 bà cháu tử vong thương tâm, một người bị thương. Hiện trường vụ cháy là ngôi nhà 3 tầng, 1 tum và phần mặt tiền của căn nhà được lắp kín bằng những khung sắt gây cản trở việc cứu hỏa, cứu nạn.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra cháy tại những ngôi nhà "chuồng cọp", gây khó khăn cho công tác cứu hỏa, cứu nạn. Việc lắp đặt lồng sắt (hay còn được gọi là "chuồng cọp") nhằm mục đích bảo vệ an ninh trở nên phổ biến ở các đô thị. Nếu như nhiều năm trước việc này chủ yếu xuất hiện ở những khu chung cư, tập thể cũ thì hiện nay trở nên phổ biến ở ngay cả những ngôi nhà liền kề hay nhà dân trong các ngõ nhỏ ở Hà Nội.

Hiện nay, tại các quận nội thành Hà Nội như Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàn Kiếm,… dân cư tập trung đông. Nhiều khu ngõ sâu hun hút chật hẹp nhưng xung quanh nhà được xây dựng chuồng cọp, khung sắt rất kiên cố.

Hiện trường ngôi nhà vụ cháy thương tâm làm 4 bà cháu tử vong tại quận Hà Đông, Hà Nội xảy ra ngày 13/5.

Tại nhiều ngõ dọc đường Nguyễn Trãi, Hà Nội chúng tôi ghi nhận hình ảnh những căn nhà mặt phố cũng được quây kín bởi hệ thống "chuồng cọp" nhằm phòng trộm. Tuy nhiên, việc này vô tình đã bịt kín lối thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn.

Bà Nguyễn Thị T. (một người dân sinh sống ở ngõ Triều Khúc) cho biết, căn hộ của bà rộng 40m2 xây 5 tầng. Vì sợ trộm cắp nên nhà bà đã hàn khung sắt các tầng rất kiên cố.

"Gia đình tôi dựng 'chuồng cọp' để đảm bảo an ninh. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều làm như vậy. Qua mấy vụ việc gần đây thiệt hại người, tài sản, tôi cũng biết là tiềm ẩn nguy hiểm khi xảy ra cháy nổ nhưng nếu không làm kiên cố nhỡ mất mát tài sản cũng lo sợ", bà T. nói.

Chỉ tính riêng trên địa bàn TP Hà Nội, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn liện quan đến việc không có lối thoát hiểm do "chuồng cọp" bị quây kín gây hậu quả đáng tiếc, như: Vụ hỏa hoạn tại khu tập thể B9 Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) mới đây làm 5 người thiệt mạng, 2 người bị thương xảy ra rạng sáng ngày 21/4/2022; vụ cháy ở phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội 4 người tử vong ngày 4/4/2021, vụ cháy quán karaoke số 68 Trần Thái Tông (Cầu Giấy) vào năm 2016 làm 13 người thiệt mạng; cháy nhà ngõ 41 phố Vọng (Hai Bà Trưng) năm 2017 làm 2 người thiệt mạng…

Những “kỹ năng vàng” để thoát hiểm khi cháy nhà

Theo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo, khi xảy ra hỏa hoạn, người dân cần bình tĩnh tìm ngọn lửa và khói. Nếu đám cháy nhỏ cần tìm cách chữa cháy bằng nước, bình chữa cháy, cát, chăn ướt. Nếu cháy quá lớn không thể dập lửa phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm, hô hoán cho mọi người biết cùng thoát hiểm và gọi điện thoại tới số máy 114. Nhanh chóng ngắt cầu dao điện nơi xảy ra đám cháy bởi điện gây cháy nổ sẽ dẫn đến đám cháy bùng phát nhanh hơn.

Bên cạnh đó, phải xác định được lối ra an toàn khỏi căn nhà đang cháy. Thông thường, các lối cầu thang thoát nạn ngoài nhà từ các tầng, lối ra ban công, lối lên trên sân thượng hoặc lối lên mái thoát đến nơi an toàn ở các nhà độc lập hoặc liền kề bao gồm: lối ra cửa chính của căn nhà, lối ra (tầng thượng) để thoát sang công trình liền kề.

Trong quá trình di chuyển cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp để tránh hít phải khói, khí độc bằng cách lấy khăn, áo thấm ướt bịt vào mũi, miệng. Khi di chuyển tránh chạm vào các đồ đạc có thể dẫn nhiệt gây bỏng. Tuyệt đối không xông qua đám cháy. Luôn giữ cơ thể ở vị trí thấp để tìm đường thoát hiểm, phòng bị nhiễm khói. Nếu quần áo của bạn bị cháy, đừng chạy, hãy dừng lại và lăn người vòng quanh để dập lửa.

Đối với các nhà, công trình có lồng sắt cần thiết trang bị búa, rìu, kìm cộng lực. Theo đó, các nhà, công trình có lồng sắt bảo vệ phía ngoài, có thể thoát qua ô cửa trên các lồng sắt đó để sang các công trình liền kề. Nếu không có sẵn các cửa thoát hiểm hãy bình tĩnh tìm kiếm các vật dụng như búa, rìu hoặc các vật dụng khác nhằm bẻ gãy hoặc mở rộng các ô trên lồng sắt để mọi người có thể di chuyển tới nơi an toàn với sự hỗ trợ của những người xung quanh.

Mỗi người dân và các gia đình cần trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy; trang bị những thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm cơ bản để bình tĩnh ứng phó với sự cố cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hạn chế tối đa thiệt hại, thương vong.

Bên cạnh đó, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cũng khuyên cáo, mỗi gia đình cần phải có phương án thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn nếu có trẻ nhỏ trong nhà. Bởi trẻ em có thể rất hoảng loạn, cần được hướng dẫn rõ ràng và giúp ra khỏi nhà (trẻ em có thể không biết cách thoát nạn hoặc phải làm gì trừ khi có người lớn chỉ cho các em).

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo, mỗi gia đình phải có phương án cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không thể tự ra ngoài. Trong đó, hãy nói về những người có thể sẽ giúp các em ra ngoài an toàn. Bên cạnh đó, hãy dạy trẻ nên biết phải làm gì khi nghe thấy chuông báo động khi không có người lớn xung quanh. Giúp các em tập đi đến điểm an toàn bên ngoài của ngôi nhà. Dạy trẻ không bao giờ được quay lại bên trong một ngôi nhà đang cháy một khi chúng đã thoát nạn được ra ngoài. Dạy các em đi thấp và bò trên mặt đất, nơi không khí ít bị sự ảnh hưởng của khói hơn. Chỉ cho trẻ cách dùng mu bàn tay để kiểm tra độ nóng của cửa trước khi mở và sử dụng một lối thoát nạn khác nếu cửa bị nóng. Nếu trẻ nhỏ cần sử dụng thang thoát hiểm, hãy chỉ nơi để và hướng dẫn thực hành cách sử dụng (lưu ý luôn luôn phải có sự hướng dẫn của người lớn).

Ưu tiên sử dụng thiết bị điện chịu nhiệt

Theo thống kê, có tới 70% vụ cháy liên quan tới điện, nhiều vụ cháy thời gian qua liên quan tới chập điện do dùng thiết bị điện trôi nổi, không kiểm tra, bảo trì hệ thống điện thường xuyên hay thói quen dùng điện không an toàn...

Thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng, phó trưởng Phòng cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn (CNCH) cho biết, có 3 nguyên nhân gây ra cháy nổ hệ thống điện: chập mạch, quá tải, điện trở lớn. 

Để xảy ra 3 nguyên nhân trên thì lý do là vi phạm các nguyên tắc trong phòng cháy chữa cháy: đấu nối dây dẫn điện không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật điện, lắp đặt các thiết bị, đồ dùng điện có công suất tiêu thụ lớn như máy điều hoà nhiệt độ, bình nước nóng, bếp điện làm tăng công suất tiêu thụ điện dẫn đến quá tải, chập mạch.

Các thiết bị điện kém chất lượng, không bảo đảm an toàn cũng là mối hoạ lớn với người tiêu dùng.

Người dân nên chọn mua ổ cắm an toàn, tích hợp công tắc bảo vệ quá tải.

Các thiết bị điện đã cũ, dây đã lão hoá nhưng không được kiểm tra và thay thế kịp thời cũng dễ chập mạch phát nổ gây hoả hoạn.

Một nguyên nhân không mong muốn khác đến từ người sử dụng điện: Ấm nước để quên trên bếp đến khô cạn dẫn đến hiện tượng nhôm chảy lỏng gây chập điện; Bàn là quần áo để quên không rút phích điện cũng dẫn đến cháy điện; Để các thiết bị điện gần những nơi ẩm ướt, không bọc an toàn dẫn đến ẩm ướt gây cháy nổ nguồn điện.

Thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng cho biết, có tới 70% các vụ cháy là do chập điện.

Theo đánh giá của các chuyên gia về điện, các vụ cháy do chập điện thường chỉ xảy ra trong tích tắc. Chập điện gây ra các tia lửa điện làm các thiết bị điện bị bắt lửa rồi cháy lan ra các vật liệu khác trong nhà. 

Nếu ngay từ đầu người dân dùng các thiết bị điện chịu được nhiệt độ cao thì đã giảm bớt được mầm mống các đám cháy. Khi có mùi khét do các thiết bị này chảy ra, người dân sẽ kịp phát hiện trước khi ngọn lửa bùng lên.

Theo bà Nguyễn Thái Quỳnh Lê - Giám đốc điều hành khối dịch vụ Công ty Điện Quang, cần phải chú ý ngay từ khâu lựa chọn thiết bị điện để thi công nhà cửa. Khi lựa chọn sử dụng những thiết bị điện thuộc thương hiệu lớn, uy tín không chỉ đảm bảo an toàn về điện mà còn tiết kiệm điện, hiện đại nhưng không hại điện. 

Người dân nên chọn các thiết bị điện hoặc gia dụng làm bằng nhựa chống cháy, nhựa chịu nhiệt hay các sản phẩm có những tính năng an toàn, ngắt điện khi có sự cố xảy ra.

"Ngoài lựa chọn thiết bị điện tốt, người dân cần thay đổi hành vi sử dụng thì mới mang lại hiệu quả cao. Người dân nên sử dụng điện theo nguyên tắc bốn đúng: đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách và đúng nhu cầu. 

Cụ thể, hãy tắt hết các thiết bị điện trong nhà, văn phòng, nhà máy... khi không có nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí điện và giảm nguy cơ các sự cố điện có thể xảy ra. Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng trời và thông gió tự nhiên để hạn chế việc sử dụng điện", bà Quỳnh nói.

Một yếu tố mà ít người chú ý là vấn đề dây dẫn. Người dân thường theo thói quen mua dây điện về đấu nối và nghĩ rằng dây nào cũng vậy, không quan tâm tới các thông số. Việc này ngoài gây lãng phí còn có thể gây cháy nổ nếu lựa phải loại dây kém chất lượng. 

Ông Nguyễn Tùng Minh - Giám đốc Nghiên cứu phát triển Công ty cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi) - cho biết khi lựa chọn dây cáp điện để thi công nhà cửa, các công trình, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố như điều kiện và phương pháp lắp đặt, điện áp, dòng điện định mức, chiều dài đi dây, độ sụt áp trên đường dây. Người dân nên lựa chọn các loại dây dẫn có thương hiệu, thông số rõ ràng để đảm bảo an toàn.

"Đặc biệt, tôi thấy nhiều dây dẫn có lớp cách điện không đạt chất lượng (nhựa tái sinh, nhựa chất lượng kém...) gây nứt khi uốn, lắp đặt âm tường và giòn nứt làm hở ruột dẫn gây nguy hiểm cho con người. Lúc này nguy cơ chạm chập, cháy nổ rất dễ xảy ra", ông Minh nói.

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top