Những tưởng chỉ có vùng đất Tứ Kỳ (Hải Dương) mới có loại nhuyễn thể đem lại thu nhập cao cho nông dân ở đây, thì ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh rươi không những là món đặc sản mà còn đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con mỗi năm khi đến mùa thu hoạch.
Nhộn nhịp vào mùa thu hoạch rươi
Con rươi (trong dân gian gọi là rồng đất) là loài nhuyễn thể thuộc Họ Rươi, ngành Giun đốt, khu vực sinh sống thường ở môi trường nước mặn hoặc nước lợ. Nhìn bên ngoài, con rươi nhìn khá giống với giun đất, đầu có 1 thùy nhỏ ở trước miệng, trên miệng có 2 mắt màu đen.
Bà con nông dân đang đóng cọc, giăng lưới chuẩn bị cho mùa thu hoạch rươi
Thân rươi dẹp, dài khoảng 6 - 7cm và rộng khoảng 5 - 6mm, trên thân có 65 đốt với nhiều màu sắc khác nhau như: hồng, trắng, nâu,... Phần lưng trên được phủ một lớp tơ dài và dày.
Mặc dù có hình dáng trông hơi "đáng sợ" nhưng rươi lại được xếp vào danh sách thực phẩm quý giá nhất, bởi có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon.
Mỗi năm vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch là mùa thu hoạch rươi, vào những ngày này bà con nông dân xã Châu Nhân lại mang lưới, cọc tre ra ruộng giăng kín khắp các cánh đồng ven sông Lam để chờ rươi.
Theo bà con xã Châu Nhân (Hưng Nguyên, Nghệ An), ngày trước, khi rươi còn rẻ, mùa rươi nổi cả xóm thắp đèn đi vớt rươi tự do trên ruộng. Từ ngày rươi thành đặc sản, giá cả đắt đỏ 400.000 - 500.000 đồng/kg, nhà ai có ruộng rươi đều mua lưới về khoanh, rươi ruộng nhà nào nhà đó bắt. Trước khi vào vụ rươi, bà con thường đưa lưới cũ ra kiểm tra, vá lại những chỗ bị hỏng. Nhiều nhà phải đi xin hoặc mua tre về làm cọc để giăng lưới.
Hai xã Châu Nhân và Hưng Lợi có hàng trăm ha ruộng có thể khai thác rươi. Rươi ở đây béo, vàng đạt chất lượng tốt, được giá trên thị trường. Mỗi mùa rươi, các cánh đồng cũng đem lại cho bà con nguồn thu nhập khá.
Anh Võ Văn Quế ở xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân cho biết: Trước khi lũ về, nhà anh đã cày bừa kỹ ruộng rươi. Thửa ruộng nào lắm "mà rươi", tức là những cái lỗ nhỏ như đầu đũa ở trên mặt ruộng, thì ruộng đó nhiều rươi. Ruộng càng nhiều "mà" thì càng trúng rươi. Năm nay, sau lũ lụt, nhiều chân ruộng thâm thùng dày đặc những "mà rươi".
Ở những chân ruộng đã khô cạn, việc đóng cọc, giăng lưới khá "sạch sẽ", nhưng khó khăn trong việc lấp chân lưới. Quanh bờ ruộng, cứ 1,5 - 2m, người dân lại đóng 1 cọc giữ lưới. Anh Cao Văn Nam ở xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân cho biết: Nhà anh làm 3 sào ruộng rươi, phải dùng khoảng 40 kg lưới để giăng. Do lưới năm ngoái bị hư nhiều nên năm nay anh mua hẳn 1 cuộn lưới vài chục kg, cần đến đâu thì dùng đến đó. Ở xã Châu Nhân, những nhà làm ruộng rươi nhiều, mỗi mùa rươi, phải đưa ra đồng cả tạ lưới đi giăng.
Sau khi giăng lưới trên ruộng cạn, bà con thường khiêng đất lấp kín chân lưới, đảm bảo lưới không bị nổi, hở khi nước sông dâng, rươi không thể ra ngoài.
Nuôi rươi kết hợp trồng lúa
Tại TP. Hà Tĩnh, gia đình ông Nguyễn Văn Hiển (phường Đại Nài) là hộ đầu tiên xây dựng mô hình nuôi rươi kết hợp trồng lúa, mang lại hiệu quả bất ngờ, mở ra triển vọng về hướng sản xuất mang lại thu nhập cao đối với người chuyên nghề trồng lúa.
Vợ chồng ông Hiển thu hoạch rươi
Đầu năm 2021, ông Nguyễn Văn Hiển, trú tổ dân phố 2, phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh thuê 1,5 ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở khu vực Đồng Tùng để xây dựng mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi.
Ông đã vay vốn cải tạo vùng đất cằn cỗi, bạc màu, trơcs tiên ông trồng lúa, tạo chất mùn để kết hợp nuôi rươi và tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Được thành phố hỗ trợ hỗ trợ xây dựng hệ thống cống dẫn nước, thoát nước và giống lúa theo hướng hữu cơ; kết hợp hướng dẫn kỹ thuật, ông Hiển đã nuôi thử nghiệm rươi trên diện tích 4.000m2 và kết quả cho thu hoạch 35kg đầu tiên.
Năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Hiển mở thêm diện tích nuôi trồng lên trên 2,5ha, hứa hẹn cho thu nhập cao. Từ thành công bước đầu của mô hình ông Hiển, UBND phường Đại Nài đề xuất TP Hà Tĩnh cho phép cải tạo thêm từ 5 - 7 ha đất hoang hóa, bạc màu để xây dựng thêm các mô hình nông nghiệp đô thị như: cá - lúa, rạm - lúa, lúa – rươi.
Ruộng rươi ven sông Lam của bà con nông dân đều thấp, do đó phải có lưới chăng để rươi không bị trôi
Theo người dân địa phương, hằng năm cứ vào tháng 8-10 âm lịch được coi là mùa thu hoạch rươi tại các vùng nước lợ ven sông Lam, mỗi tháng rươi chỉ nổi lên 2 lần vào hôm triều cường; mỗi lần vài ngày vào đầu và cuối tháng, chủ yếu vào ban đêm. Một chủ thu mua rươi ở xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh cho biết, mùa thu mua rươi diễn ra vào ban đêm; người người tấp nập người đến nhập hàng; mỗi ngày, cơ sở của gia đình thu mua từ 6 - 8 tạ rươi. Trước đây, chủ yếu xuất bán sang thị trường Trung Quốc nhưng hiện chỉ tiêu thụ nội địa nhưng vẫn “cháy hàng”. Chỉ trong 3 ngày, toàn xã thu hoạch được khoảng 2,5 tấn rươi, trị giá gần 1 tỷ đồng. Hiện xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân có khoảng 5 ha diện tích ruộng rươi lúa kết hợp của hơn 50 hộ dân.
“Xã đang xây dựng mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi, cáy có quy mô 10 ha với tổng kinh phí thực hiện khoảng trên 3 tỷ đồng, nhằm nâng cao giá trị thu nhập cho người dân”, ông Trần Đức Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lam cho hay.
Sản phẩm rươi hiện đang được thị trường trong nước ưa chuộng, bởi vậy dễ tiêu thụ và mang lại thu nhập cao cho người dân các vùng nước lợ ven sông Lam, khi thủy triều lên; người dân chỉ cần ngăn nước lại để đêm xuống tháo ra và chỉ việc bắt rươi. Mỗi đêm có gia đình thu hoạch được khoảng 15 kg rươi, bán được hơn 4 triệu đồng.
Rươi là loài sinh sống ở các vùng nước mặn và lợ ở khắp nước ta, được mệnh danh là “Rồng đất” của biển cả. Loài này không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao trong các món ăn mà còn có là vị thuốc điều trị bệnh hiệu quả.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.