Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 25 tháng 12 năm 2022 | 19:45

Sản lượng khai thác thủy sản Nghệ An năm 2022 ước đạt trên 200.000 tấn

Năm 2022, sản lượng khai thác thủy sản của Nghệ An ước đạt trên 200.000 tấn, giá trị ước 4.788 tỷ đồng.

Toàn tỉnh có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 21.519 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm đạt 2.234 ha, diện tích nuôi nước ngọt đạt 19.027 ha. Ngư dân nghệ An đánh bắt hải sản bằng các nghề: Lưới rê, lưới chụp, lưới vây, lưới kéo và nghề câu.

Năm 2022, mặc dù ảnh hưởng giá cả các loại vật tư, đặc biệt là giá dầu tăng cao đã gây khó khăn cho hoạt động khai thác thuỷ sản nhưng ngư dân Nghệ An đã khắc phục khó khăn, tích cực vươn khơi bám biển đánh bắt hải sản. Tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh, các chủ tàu đều thực hiện các quy định xuất, nhập cảng và khai báo sản lượng hải sản theo quy định của Luật Thủy sản 2017.

Nghệ An hiện có 3.469 tàu cá, với tổng công suất 654.224 CV, trong đó số tàu cá trên 12m có 1.762 chiếc. 

Tổng sản lượng khai thác năm 2022 ước đạt hơn 201.198 tấn, giá trị ước đạt hơn 4.788 tỷ đồng; trong đó khai thác biển ước đạt hơn 193.885 tấn, bằng 106,53% so với kế hoạch năm, bằng 100,47% so với cùng kỳ năm trước; khai thác nội đồng ước đạt hơn 7.312 tấn, bằng 146,26% so với kế hoạch năm, bằng 105,68% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều tàu cá công suất lớn ở huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai đánh bắt được nhiều hải sản có giá trị, thu lãi hàng trăm triệu đồng/chuyến. Cùng đó, việc nuôi trồng thủy sản nội địa phát triển mạnh tại các địa phương, đặc biệt là nuôi lồng bè trên các hồ đập lớn ở vùng miền núi và nuôi tôm mặn lợ vùng ven biển ngày càng phát triển.

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Top