Tại các địa phương là "thủ phủ" của càphê, loại nông sản này đang được thu mua với giá trong khoảng 78.200-79.400 đồng/kg và được dự báo có khả năng sớm vượt mức 80.000 đồng/kg.
Việt Nam hướng tới xây dựng chuỗi ngành hàng càphê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 1/2024, xuất khẩu càphê đạt 230.000 tấn với giá trị đạt 623 triệu USD, tăng 61,6% về khối lượng và tăng 100,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, giá càphê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục tăng so với tuần trước.
Tại các địa phương, càphê đang được thu mua với giá trong khoảng 78.200-79.400 đồng/kg.
Với xu hướng tăng giá như hiện nay, giá càphê trong nước có khả năng sớm vượt mức 80.000 đồng/kg.
Tại Đắk Lắk, giá càphê bình quân đạt 77.993 đồng/kg, tăng 5,22% so với tuần trước (tăng 3.867 đồng/kg) và tăng 81,92% so với cùng kỳ năm 2023.
Tại Lâm Đồng, giá càphê trung bình đạt 77.400 đồng/kg, tăng 5,39% so với tuần trước (tăng 3.960 đồng/kg) và tăng 82,81% so với cùng kỳ năm trước.
Mức giá thấp nhất hiện tại là 78.200 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng, cao hơn một chút là tỉnh Gia Lai với mức giá 78.900 đồng/kg.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông giao dịch quanh mức giá là 79.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá càphê trong nước tăng mạnh và liên tục tạo đỉnh mới là do việc thương nhân tích cực thu mua để chuẩn bị nghỉ Tết Nguyên đán. Các nhà xuất khẩu với tâm lý sợ thiếu hàng như năm ngoái nên thu mua nhiều hơn.
Dự báo, sản lượng càphê niên vụ 2023-2024 của Đắk Lắk ước đạt 580.000 tấn. Theo đó, sản lượng càphê xuất khẩu của tỉnh dự kiến ở mức 330.000 tấn.
Nếu mức giá ở mức cao như hiện nay và biến động nhẹ trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu càphê có thể đạt tới 900 triệu USD.
Song song với việc tận dụng cơ hội mới từ thị trường, Đắk Lắk đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao cả năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng cường thu hút đầu tư vào chế biến sâu.
Xây dựng kế hoạch phát triển bền vững ngành hàng càphê thông qua việc tăng chất lượng nhân và gia tăng tỷ lệ chế biến sâu để tránh những rủi ro từ thị trường.
Trong niên vụ 2023-2024, đến đầu tháng Một, sản lượng thu hoạch càphê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được 523.930 tấn, đạt 96,1% kế hoạch.
Năm 2023 diện tích càphê toàn tỉnh là 175.708ha; trong đó diện tích thu hoạch là 163.520,8ha.
Với năng suất dự kiến 32,8 tạ/ha thì sản lượng niên vụ này của Lâm Đồng đạt trên 535.000 tấn.
Trên thị trường thế giới, dữ liệu báo cáo của the ICE Report Center cho thấy mức tồn kho tại sàn ICE Europe-London trong ngày 2/2 đã giảm thêm 2.300 tấn, tức giảm 7,65% so với một tuần trước đó, xuống ở mức 27.780 tấn (khoảng 463.000 bao, bao 60kg) tiếp tục đứng ở mức thấp nhất kể từ năm 2014.
Điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ giá càphê trong ngắn hạn.
Tại Ai Cập, Phòng Thương mại Cairo cho biết tỷ giá đồng USD trên thị trường song song và những căng thẳng ở Biển Đỏ là nguyên nhân chính khiến giá càphê tăng mạnh tại quốc gia Bắc Phi này.
Ông Hassan Fawzy, người đứng đầu Bộ phận càphê tại Phòng Thương mại Cairo cho hay giá càphê tại thị trường Ai Cập, quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn càphê nhập khẩu, đã tăng lên 900 EGP (hơn 29 USD)/kg.
Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê và Huy động Công Trung ương của Ai Cập, giá các mặt hàng càphê, chè và cacao tại nước này trong tháng 12/2023 đã tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Năm 2023, xuất khẩu càphê Việt Nam đạt hơn 1,6 triệu tấn (khoảng 27 triệu bao), giảm 8,7% so với năm 2022 nhưng tăng 4,6% về giá trị lên mức kỷ lục hơn 4,24 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Càphê Ca cao Việt Nam, niên vụ 2023-2024, sản lượng càphê của Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống 1,6-1,7 triệu tấn, thấp hơn so với 1,78 triệu tấn niên vụ 2022-2023./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.