Là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn, song 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân, đến nay, Lâm Bình (Tuyên Quang) đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực.
Dự kiến nhiều nhóm chỉ tiêu vượt kế hoạch
Theo đánh giá của Ban Chấp hành huyện Lâm Bình, sau 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II, đến nay, có 10/18 nhóm chỉ tiêu dự kiến đến cuối nhiệm kỳ vượt so với mục tiêu Nghị quyết; có 8 chỉ tiêu dự kiến đạt. Giờ đây, kinh tế của huyện tăng trưởng khá, phát triển đồng đều ở tất cả các vùng, các lĩnh vực.
Trong đó, ngành Du lịch đã có sự chuyển biến rõ nét, bước đầu hình thành các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện, nổi bật là du lịch cộng đồng (Homestay). Du lịch đã gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và dịch vụ phát triển. Khách du lịch đến huyện năm 2023 ước đạt 151 nghìn lượt khách du lịch, đạt 75,5% mục tiêu Nghị quyết.
Sau 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Lâm Bình đạt được nhiều kết quả nổi bật, trên nhiều lĩnh vực.
Lĩnh vực nông nghiệp cũng có nhiều chuyển biến quan trọng, việc phát triển cây trồng vật nuôi huyện có lợi thế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước nâng cao giá trị gia tăng. Tổng sản lượng lương thực hằng năm đều đạt trên 25 nghìn tấn, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Đàn vật nuôi duy trì và phát triển ổn định với hơn 52.750 con gia súc, gần 230 nghìn con gia cầm.
Đến nay, huyện đã có 25 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, tăng 14 sản phẩm so với đầu nhiệm kỳ. Đã trồng hơn 1.980 ha rừng, đạt 62,5% kế hoạch giai đoạn năm 2021-2025; duy trì tỷ lệ che phủ rừng ở mức trên 78%. Có 112 lồng cá đặc sản có giá trị kinh tế cao. Toàn huyện hiện có 38 Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng so với đầu nhiệm kỳ 10 hợp tác xã.
Thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm được công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu.
Giá trị sản xuất ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) ước thực hiện năm 2023 đạt 421 tỷ đồng, đạt 92,2% mục tiêu Nghị quyết. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2022 đạt 5,7% vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được quan tâm chỉ đạo, tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, duy trì và giữ vững các tiêu chí.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay có thêm xã Thổ Bình đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tỷ lệ số xã đạt chuẩn lên 3 xã; số tiêu chí đạt bình quân trên xã 13,1 tiêu chí; có thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, trọng tâm là giao thông kết nối vùng và hạ tầng du lịch.
Trong lĩnh vực nông nghiệp đã hình thành các chuỗi liên kết, mang lại giá trị cao.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được quan tâm, cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới; giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục các bậc học; công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho Nhân dân có chuyển biến tích cực; văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy gắn với phát triển du lịch; thể dục, thể thao quần chúng tiếp tục phát triển. Công tác nội chính, thanh tra, tư pháp, phòng chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường và giữ vững.
Thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thành Trung, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình cho biết, trong quá trình triển khai, tuy gặp một số khó khăn, song thực hiện 2 khâu đột đã đạt được những kết quả bước đầu. Khâu đột phá về phát huy tiềm năng, đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, bền vững của huyện, đến nay cơ bản đã định hình, hình thành các điểm đón, trọng tâm là du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn văn hóa, thu nhập người dân ngày càng nâng lên.
Khi đến Lâm Bình trải nghiệm du khách ấn tượng với các hoạt động văn hoá của đồng bào dân tộc nơi đây.
Khâu đột phá thứ 2 về phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, huyện đã đẩy mạnh phát triển cây, con chủ lực như: đàn dê, cá đặc sản, lạc, chè đều tăng, hình thành các sản phẩm, hình thành chuỗi liên kết trong chuỗi liên kết.
Xây dựng đảng được quan tâm, các chỉ tiêu đều đảm bảo đạt và vượt. Xây dựng đảng chú trọng nâng cao chất lượng chi bộ. Công tác sắp xếp tinh giảm đảm bảo yêu cầu đều ra. Hàng tháng các cơ quan trực tiếp xuống lao động sản xuất cùng với với nhân dân tạo sự gắn bó giữa đảng với nhân dân.
Về nhiệm vụ triển khai trong thời gian tới, ông Trung cho biết, 18 chỉ tiêu phải kiên trì thực hiện, để hoàn thành và vượt. Thông qua đánh giá xác định những việc cần phải thực hiện ngay, thông qua 5 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện.
Một, cần quán triệt đầy đủ và thực hiện quyết liệt hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đề ra. Thường xuyên cập nhật, bổ sung định hướng chỉ đạo mới của cấp trên; phân tích, đánh giá, nhận định đúng các vấn đề mới, vấn đề khó thực tiễn đặt ra tại địa phương để bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện kịp thời, đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình hợp lý.
Hai, tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện 02 khâu đột phá, 04 nhiệm vụ trọng tâm có tính chi phối, quyết định, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết và tạo tiền để phát triển cho nhiệm kỳ kế tiếp.
Ba, xây dựng các giải pháp cụ thể, chi tiết, theo lộ trình để thực hiện hoàn thành 18 chi tiêu chủ yếu, 02 khâu đột phá, 04 nhiệm vụ trọng tâm. Có giải pháp, lộ trình cụ thể để xử lý các nội dung hiện nay đang vướng mắc, chậm tiến độ, đặc biệt là 05 nhóm nhiệm vụ cần quan tâm chỉ đạo khắc phục ngay.
Bốn, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân; đảm bảo dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội. Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo. Thực hiện tốt công tác lao động, việc làm; chú trọng công tác đào tạo nghề, nhất là cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập.
Chăm lo tốt cho các đối tượng người có công, gia đình chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn; thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ, trẻ em. Tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội để tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Năm, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu, cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số gắn với cơ cấu, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.
Du khách kết nối với các cơ sở homestay ở huyện Lâm Bình thông qua nền tảng số chiếm hơn 80%.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; công tác phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp: tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; chuẩn bị tốt để tổ chức thành công đại hội đảng bộ cơ sở tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lâm Bình lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030.
Trao đổi về cách làm trong 2 năm rưỡi nhiệm kỳ qua, ông Trung cho biết, cấp ủy cần tuyên truyền các Nghị quyết, ban hành vác văn bản cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội, cụ thể hóa các khâu đột phá thành nhiệm vụ cụ thể. Tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó có du lịch. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát để kịp thời điều chỉnh, uốn nắm những gì chưa đúng. Kịp thời đề xuất với tỉnh những cơ chế chính sách thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.