Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 4 năm 2016 | 2:47

Buôn Ma Thuột trên đường hội nhập

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Đắk Lắk, qua 111 năm hình thành và phát triển, TP. Buôn Ma Thuột đang từng ngày đổi thay, một đô thị văn minh hiện đại đã hình thành, ngày càng thể hiện vai trò là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên.

Trung tâm TP.Buôn Ma Thuột hôm nay.

Những ai từng đến với Buôn Ma Thuột, sẽ cảm nhận được sự đổi thay mạnh mẽ sau 41 năm kể từ ngày giải phóng. Gương mặt đô thị trẻ đã xuất hiện nhiều công trình mới với quy hoạch hợp lý, như hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, điện, mạng lưới viễn thông, công viên cây xanh, quảng trường và nhiều thiết chế văn hóa khác trong lòng đô thị. 

Với việc tăng cường thu hút đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ, TP. Buôn Ma Thuột có cả một hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, nhà hàng phát triển và được đánh giá là hiện đại của khu vực Tây Nguyên. Việc quy hoạch, hình thành các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 12,41%, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 11%, thương mại dịch vụ tăng 16%, nông - lâm nghiệp tăng 3,3%, thu nhập bình quân năm 2015 đạt trên 54 triệu đồng/người, gấp 1,85% lần so với năm 2010 . 

Những năm qua, TP. Buôn Ma Thuột ưu tiên tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số với kinh phí gần 300 tỷ đồng cho 251 danh mục công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Cùng với chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 8 xã được thành phố quan tâm chú trọng, ưu tiên bố trí nguồn vốn gần 260 tỷ đồng, trên 10.000 tấn xi măng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đã hoàn thành 62 công trình đưa vào sử dụng; với 38.681,4m đường nhựa nông thôn, 13.670m kênh mương được kiên cố hóa, 50 phòng học, xây dựng được 25 hội trường thôn, buôn và 1 hội trường UBND xã Hòa Thuận. Đến nay, 3 xã Ea Kao, Hoà  Thuận, Hoà Thắng đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Để xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, những năm qua, Buôn Ma Thuột đã từng bước khẳng định vị thế một thành phố năng động, bền vững. Ngoài cơ sở hạ tầng được xây dựng mới khang trang, hiện đại, thì hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không được đặc biệt coi trọng. Sân bay Buôn Ma Thuột đã được đầu tư nâng cấp xứng tầm với sân bay tầm cỡ khu vực. Tất cả các tuyến đường nội đô đến các xã ngoại thành đều được nhựa hoá , bê-tông hoá.

Hệ thống y tế, văn hóa, giáo dục cũng được đầu tư nâng cấp qua nhiều năm. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 6 bệnh viện với 1.200 giường bệnh, 100% trạm y tế có bác sĩ, tạo điều kiện thuận lợi, yên tâm trong việc khám - chữa bệnh cho nhân dân. Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề cũng được đầu tư xứng tầm như Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Cao đẳng nghề dân tộc. Nhờ đó, chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên, toàn thành phố hiện có 69 trường đạt chuẩn quốc gia.

Những năm gần đây, Buôn Ma Thuột là đô thị có những thay đổi nhanh chóng và tích cực. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là, trong sự tiếp nối, giao thoa giữa không gian hiện đại và truyền thống ấy, Buôn Ma Thuột vẫn giữ cho mình một bản sắc riêng: “buôn trong phố- phố trong buôn”, vừa trẻ trung, văn minh, hiện đại nhưng cũng vừa có dáng dấp của một buôn làng truyền thống ẩn mình dưới đại ngàn Tây Nguyên. Trong một không gian như thế, đan cài giữa văn minh hiện đại với hồn quê dân dã, giữa những ngôi nhà cao tầng với vườn cà phê chín đỏ, tất cả đã tạo cho Buôn Ma Thuột một nét riêng ít nơi nào có được. Và chính những nét riêng ấy đã tạo được sức hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Buôn Ma Thuột, mảnh đất nơi khởi đầu của Đại thắng mùa xuân năm 1975, sau 41 năm giải phóng cho đến nay là cả câu chuyện dài và đẹp đẽ không kém những sử thi của chính mảnh đất này. Từ một buôn làng ẩn khuất giữa rừng già của thế kỷ trước, qua bao thăng trầm của lịch sử, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố trung tâm năng động đang trên đà phát triển của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và  khu vực Tây Nguyên nói chung.

Bùi Ngọc Thảo

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top