Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 23 tháng 6 năm 2021 | 1:30

Các HTX nông nghiệp ở Yên Minh cố gắng vượt qua dịch Covid-19

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Minh (Hà Giang) vẫn tập trung phát triển sản xuất và thích ứng với đại dịch.

Vừa chống dịch, vừa tăng gia sản xuất
 
Anh Nguyễn Xuân Vình, thành viên HTX Sản xuất nông nghiệp Ngọc Bích (thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh), cho biết: HTX SXNN Ngọc Bích được xây dựng từ cuối năm 2019 với hệ thống nhà lưới và hệ thống thủy canh để trồng rau, quả diện tích gần 1.000 m2.
 
anh-nguyễn-xuân-vinh-áo-trắng-đang-giới-thiệu-về-sản-phẩm-rau-của-htx.jpg
 Anh Nguyễn Xuân Vình (áo trắng) đang giới thiệu về sản phẩm rau của HTX (ảnh: Hà Hường/KTNT)
Hiện tại, HTX tập trung vào sản xuất rau, cà chua, dưa chuột và mở rộng sản xuất các loại cây trồng khác. Diện tích rau thủy canh tại nhà lưới có năng suất từ 5 - 6 tạ rau/tháng; cà chua và dưa chuột cho sản lượng bình quân khoảng 3 tấn/vụ. Giá bán hiện tại các loại sản phẩm từ 15 – 25 nghìn đồng/kg.
 
Bình quân mỗi vụ HTX xuất bán khoảng 6 tạ rau cải Nhật, rau xà lách và khoảng 3 tấn dưa baby... Nhưng hiện nay do dịch Covid-19 bùng phát nên nhu cầu tiêu thụ của người dân giảm, thị trường tiêu thụ thu hẹp nên rất khó khăn trong tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. 
hg.jpg
 Thành viên HTX Sản xuất nông nghiệp Ngọc Bích, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (áo đỏ) đang giới thiệu về mô hình trồng rau thủy canh (ảnh: Hà Hường/KTNT).
HTX chuyên cung cấp các mặt hàng rau củ quả cho các trường học, bệnh viện, nhà hàng trên địa bàn huyện.
 
Nay, trường học đóng cửa, nhà hàng hoạt động cầm chừng gây khó khăn lớn cho HTX. Mỗi ngày, HTX cung cấp chỉ khoảng trên dưới 2 tạ rau củ ra thị trường. Để giải quyết tình trạng trên, HTX đã phải cắt giảm khối lượng lớn việc sản xuất, đồng thời bán trực tiếp tại chợ truyền thống trên địa bàn trung tâm huyện, bán hàng online, bán ship… mức giá các loại rau củ của HTX đều giảm. Cụ thể, dưa baby 25.000 đồng/kg, cà chua khoảng 15.000 đồng/kg, các loại rau ăn lá từ 15.000 - 200.000 đồng/kg”.
hg1.jpg
Để tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của HTX mùa dịch Covid-19, HTX sản xuất nông nghiệp Ngọc Bích đã năng động tìm nhiều giải pháp hay cho đầu ra sản phẩm (ảnh: Hà Hường/KTNT).
Nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của HTX mùa dịch Covid-19, bản thân anh Vình cũng như các thành viên của HTX đã năng động tìm đầu ra cho sản phẩm như: kết nối với các siêu thị trên địa bàn huyện, tỉnh và 1 số cửa hàng thực phẩm sạch ở Thành phố Hà Giang; tìm mối đổ buôn ở các huyện lân cận như Đồng Văn, Mèo Vạc để tiêu thụ rau, dưa các loại…  
 
Anh Nguyễn Xuân Văn, Giám đốc HTX sản xuất nông nghiệp Ngọc Bích, cho biết: Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, HTX xác định phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và tập trung thực hiện vừa chống dịch, vừa tăng gia sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội với các nhiệm vụ, giải pháp chính, như sau: Tăng cường tuyên truyền nâng cao và phát huy ý thức, trách nhiệm của thành viên, người lao động về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe của mình và cộng đồng; Chủ động, phối hợp với các ngành chức năng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa, nông sản của các thành viên, thông báo đến các thành viên để chủ động điều chỉnh sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường.
phát-triển-dưa-lưới-đáp-ứng-với-nhu-cầu-thị-trường-trên-địa-bàn.jpg
 Phát triển dưa lưới đáp ứng với nhu cầu thị trường trên địa bàn (Nguồn ảnh: Hà Hường/KTNT).
Chị Đàm Thị Ngắn, thành viên HTX nông nghiệp Ngọc Bích, cho biết: “Nhờ được tuyên truyền về mức nguy hiểm của dịch Covid-19, tôi đã mua khẩu trang y tế, nước sát khuẩn về cho gia đình phòng chống dịch. Lúc đi làm vườn và đi chợ, tôi đều đeo khẩu trang. Tôi nghĩ mỗi người dân cần có ý thức, trách nhiệm trong việc chống dịch bằng cách hạn chế tập trung đông người, những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng thể hiện lòng yêu nước, nhất là trong tình hình dịch diễn biễn phức tạp như hiện nay”.
 
Hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm
         
Là huyện chủ yếu phát triển nông nghiệp, trong 5 năm qua, Yên Minh thành lập mới được 18 HTX, nâng số HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp là 20 HTX. Các HTX trên địa bàn huyện cơ bản được củng cố kiện toàn và thực hiện chuyển đổi, đăng ký lại theo quy định của Luật HTX năm 2012 và đi vào hoạt động ổn định.
dưa-lưới-của-htx.jpg
Mô hình trồng dưa lưới của HTX mang lại hiệu quả cao (ảnh: Hà Hường/KTNT).
Quy mô hoạt động từng bước được mở rộng, một số HTX đã tích cực đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, phương thức quản lý; đẩy mạnh liên doanh, liên kết, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường. Một số HTX đã tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm, đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nhiều HTX đã dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
 
Để thích ứng tạm thời với dịch Covid-19 hiện nay, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đã tư vấn, hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm rau an toàn qua hệ thống chợ truyền thống trên địa bàn và một số cửa hàng thực phẩm, siêu thị tại thành phố Hà Giang.
         
Theo ông Nguyễn Văn Chương, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT - Phó chủ tịch Hội Làm vườn huyện Yên Minh: Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Hội Làm vườn huyện cũng đã xuống trao đổi, nắm bắt tình hình sản xuất của các HTX.
 
Qua đó, HLV cũng nhận thấy, các HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đang gặp khó khăn về khâu tiêu thụ sản phẩm, do đó, Hội Làm vườn đã tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm qua mạng xã hội như Zalo, Facebook, các phương tiện truyền thông để tiêu thụ sản phẩm cho các HTX. Đồng thời, khuyến khích các HTX tiếp tục phát triển cây rau, củ, quả phù hợp với thị trường tiêu thụ ở địa phương…
 
Bên cạnh đó, xác định công tác phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của mọi người dân, Hội Làm vườn huyện Yên Minh thường xuyên tăng cường cung cấp, chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch tới hội viên, nông dân.
 
Kịp thời đấu tranh, phản bác các tổ chức, cá nhân đưa thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nông dân. Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền đến hội viên và các tầng lớp nhân dân để mọi người dân đều rõ tính chất nguy hiểm, tác hại nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19; vận động hội viên nông dân triển khai thực hiện các biện pháp, giải pháp vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.
 
 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 
Hà Hường - Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top