Sau khi đã tính toán kỹ để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ Công Thương đề nghị có thể cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5.
Ngày 6/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có công văn hoả tốc về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn gửi Thủ tướng Chính phủ sau khi đã tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành liên quan đối với phương án điều hành xuất khẩu gạo.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương lấy ý kiến các Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay; yêu cầu các Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, Tài chính và các cơ quan liên quan có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Công Thương trước ngày 5/4.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương hoàn thiện phương án đề xuất, ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 6/4, bảo đảm nguyên tắc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước trong mọi tình huống, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình hình dịch COVID-19.
Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo chỉ tiêu, kế hoạch dự trữ quốc gia năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đáp ứng kịp thời các yêu cầu đột xuất, cấp bách; nghiên cứu việc mua tăng thêm mức dự trữ nếu cần thiết.
Sau khi đã tính toán kỹ để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ Công Thương đề nghị có thể cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5 năm 2020.
Phương án điều hành xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương được dựa trên thực tế dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cần đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia, không để xảy ra tình trạng thiếu lương thực trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Hơn nữa, phương án còn dựa vào cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, có biện pháp hợp lý để duy trì chuỗi sản xuất lúa gạo; hỗ trợ tiêu thụ thóc, gạo cho người nông dân với giá tốt; bảo đảm mục tiêu kép là duy trì sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, phương án này dựa trên thông báo chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lượng gạo hàng hoá vụ Đông Xuân có thể xuất khẩu, cụ thể là 3 triệu tấn. Đây là số lượng còn lại sau khi đã bảo đảm nhu cầu tiêu dùng và dự trữ thông thường trong nước.
Về số lượng xuất khẩu, công văn cũng nêu rõ, theo thông báo chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng gạo hàng hoá của vụ Đông Xuân có thể xuất khẩu là khoảng 3 triệu tấn, nếu tính cả lượng gối đầu từ năm 2019 chuyển qua là khoảng 3,2 triệu tấn.
Với tốc độ xuất khẩu 25 nghìn tấn/ngày trong 3 tháng vừa qua do các tờ khai đã mở trước 0h ngày 24/3 vẫn tiếp tục được thực hiện, ước tính lượng gạo xuất khẩu tới ngày 31/3 sẽ vào khoảng 1,7 triệu tấn. Do vậy, lượng gạo có thể xuất khẩu còn lại khoảng 1,5 triệu tấn.
Nhu cầu an ninh lương thực trong tháng 4 và tháng 5 cần khoảng 300 nghìn tấn để thực hiện kế hoạch mua năm 2020 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Về vấn đề này, Bộ Công Thương lý giải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dự trù khoản dự trữ này khi tính toán số lượng gạo vụ Đông Xuân có thể xuất khẩu nhưng Bộ Công Thương vẫn nhận dự trù thêm một lần nữa.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài số lượng 300 nghìn tấn, sẽ giữ lại thêm 400 nghìn tấn gạo để dự phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra trong tháng 4 và tháng 5.
Theo đó, tổng lượng gạo xuất khẩu giữ lại trong nước trong 2 tháng trước khi có thóc vụ Hè Thu sẽ là 700 nghìn tấn.
Với lượng gạo này, theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi người dân sẽ được dự phòng thêm 7,3kg gạo, một hộ gia đình 4 người có thể dự phòng thêm 30 kg gạo trong tháng 4 và tháng 5. Khoảng nửa cuối tháng 5 đã bắt đầu thu hoạch vụ Hè Thu.
Vì thế, lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 sẽ vào khoảng 800 nghìn tấn. Lượng được phép xuất khẩu này giảm 40% so với lượng xuất khẩu tháng 4 và tháng 5 năm 2019; giảm 35,7% so với cùng kỳ giai đoạn năm 2018 và giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Căn cứ vào lượng gạo 800 nghìn tấn này, Bộ Công Thương cho rằng trước mắt tháng 4 cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo. Tuy nhiên, vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.
Bộ Công Thương kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch được giao. Bên cạnh đó, 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất phải ký thoả thuận với ít nhất 1 hệ thống siêu thị về đảm bảo cung cấp lương thực dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu.
Mặt khác, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, đăng tải công khai trên website của Bộ địa điểm mà doanh nghiệp xuất khẩu gạo lưu giữ lượng dự trữ lưu thông 5% và giao Sở Công Thương các tỉnh/thành phố giám sát, kiểm tra.
Riêng trường hợp phát hiện doanh nghiệp khai báo không trung thực, cho phép Bộ Công Thương thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.