Sau 10 năm “bén duyên” trên vùng đất các huyện miền núi (Hà Tĩnh), mới đây, một phần diện tích cây cao su thuộc Công ty Cao su Hương Khê đã được đưa vào khai thác. Mặc dù sản lượng mủ chưa cao, nhưng những dòng “vàng trắng” đầu tiên này hứa hẹn nhiều niềm vui cho hàng nghìn lao động, hộ nhận khoán.
Công ty Cao su Hương Khê hiện có 4.700ha cao su nằm trên địa bàn Hương Khê, Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang. Năm nay, Công ty đưa vào khai thác 336ha, giải quyết việc làm cho trên 100 lao động; sản lượng mủ hiện đạt gần 40 tấn trên kế hoạch 70 tấn mủ (quy khô) cả năm. Dự kiến, sang năm, sẽ đưa vào khai thác thêm khoảng 500 ha, tạo thêm hàng trăm việc làm ổn định cho công nhân. Điều đáng mừng là năng suất, chất lượng mủ đều được tập đoàn đánh giá đạt yêu cầu.
Cây cao su đã "bén duyên” trên vùng đất các huyện miền núi (Hà Tĩnh) 10 năm
Tổng Giám đốc Công ty Cao su Hương Khê Trần Thanh Hà chia sẻ: “Trải qua 10 năm đào đất lật cỏ, chăm bón, với biết bao mồ hôi, nước mắt của CBCNV mới có được những vườn cao su như hôm nay. Qua theo dõi sau 5 tháng kể từ ngày mở cạo, chúng tôi rất mừng vì năng suất, chất lượng mủ đạt yêu cầu đặt ra. Tuy mới cạo năm đầu nhưng năng suất trung bình đạt 5 tạ/ha. Có thể nói đây là con số khá lý tưởng so với mặt bằng chung trong khu vực”.
PV
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.