Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2021 | 11:15

Chư Sê hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả gắn với chế biến

Huyện Chư Sê (Gia Lai) có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, nhãn, vải, bơ, mít… Đặc biệt, sau “cơn bạo bệnh” của cây hồ tiêu, người dân đã chuyển dần sang trồng cây ăn quả.

Năm 2015, khi vườn hồ tiêu bị chết hàng loạt do dịch bệnh, ông Dương Công Lãm (thôn Phú Cường, xã Ia Pal) chuyển sang trồng 1.000 cây nhãn xen với đinh lăng. Với kinh nghiệm sẵn có khi còn ở quê Hải Dương, ông Lãm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào vườn cây. Đặc biệt, ông có thể ép cây nhãn ra trái vụ để cho thu hoạch quanh năm, hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.

Mỗi năm, vườn nhãn cho thu hoạch 30-40 tấn quả, lãi 500-700 triệu đồng. “Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhãn bán chậm hơn mọi năm mà giá cũng chỉ còn 20 ngàn đồng/kg. Tôi mong chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ người dân hình thành các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, chế biến, góp phần đưa cây nhãn Chư Sê phát triển bền vững”, ông Lãm kiến nghị.

Tương tự, việc chuyển đổi diện tích hồ tiêu bị chết sang trồng các loại rau màu đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Phan Thanh Hoàng (thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê). “Với 3 sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2) đất, tôi luân phiên trồng dưa leo và khổ qua quanh năm. Thương lái thường đến tận vườn để mua nên đầu ra khá ổn định”, anh Hoàng cho biết.

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê Nguyễn Văn Hợp cho hay: Nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, UBND huyện phối hợp với Hợp tác xã nông - lâm nghiệp và dịch vụ Trường Xuân thực hiện Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nhãn Hương Chi theo chuỗi giá trị. Tổng kinh phí thực hiện dự án gần 951 triệu đồng, được triển khai trên địa bàn  xã Dun và Ia Pal với quy mô 62,5 ha. Hiện tại, vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Trước đó, năm 2019, từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã triển khai mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại hộ anh Nguyễn Đình Thanh với diện tích 1.000m2, tổng kinh phí thực hiện khoảng 200 triệu đồng. Mô hình đã đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng cho gia đình anh Thanh. Vừa qua, anh Thanh đã mở rộng diện tích nhà màng lên 5.000m2. Đến nay, toàn huyện có gần 2.500ha rau, hoa, cây ăn quả; trong đó, cây ăn quả gần 2.100ha, rau khoảng 350 ha và hoa khoảng 15ha.

 

1.jpg
Vườn nhãn trồng xen đinh lăng của ông Dương Công Lãm (thôn Phú Cường, xã Ia Pal) mang lại thu nhập 500-700 triệu đồng/năm. Ảnh: Q.Tấn
2.jpg
Với 3 sào đất, anh Hoàng đã luân phiên trồng dưa leo và khổ qua, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
 

Trên cơ sở thực hiện Đề án phát triển rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, huyện đã xây dựng kế hoạch để cụ thể hóa đề án này. Theo đó, huyện phấn đấu đến năm 2040, giá trị sản xuất rau, hoa, quả đạt hơn 6.500 tỷ đồng (theo giá hiện hành năm 2020). Cụ thể, phát triển ổn định diện tích rau khoảng 220ha, trong đó có khoảng 120ha rau canh tác theo các tiêu chuẩn an toàn; tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh ứng dụng công nghệ cao khoảng 20ha; phát triển diện tích cây ăn quả lên 11.817 ha.

Qua đó, huyện từng bước hình thành các vùng chuyên canh rau, hoa, quả hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với phát triển bền vững ngành chế biến theo hình thức liên kết chuỗi giá trị; tăng cường chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm và phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng và nhãn hiệu hàng hóa.

“Để thực hiện mục tiêu trên, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân phát triển mở rộng diện tích nhóm cây trồng này, huyện còn tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn. Trong đó, chú trọng đến các dự án đầu tư về công nghệ chế biến, bảo quản rau, hoa, quả tiên tiến, công nghệ sạch thân thiện môi trường và tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, thu hút dự án đầu tư có đủ năng lực dẫn dắt thị trường, tạo ra nhóm sản phẩm rau, hoa, quả xuất khẩu chủ lực”, ông Hợp thông tin.

 

 

Nguyễn Quang
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top