Vay của Ngân hàng VPBank hơn nghìn tỷ nhưng chủ đầu tư dự án Imperia Garden, số 203 Nguyễn Huy Tưởng lại sử dụng sai mục đích.
Trục lợi từ vốn vay
Chủ đầu tư của dự án Imperia Garden (số 203 Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội) là Cty CP HBI đã được Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank) cho vay hơn 1 nghìn tỷ đồng để đầu tư dự án.
Tuy nhiên, khi vay được tiền, Công ty CP HBI đã mang số tiền vay được đi cho... cá nhân vay lại.
Theo Bản báo cáo tài chính cuối năm 2015 của Công ty CP HBI, đơn vị này đã vay dài hạn của VPBank số tiền 1.266 tỷ đồng tại hợp đồng tín dụng được ký vào ngày 29/7/2014, có số hiệu LD1417800441, thời hạn vay là 36 tháng với hạn mức 1.732.431.995.000 đồng.
Chủ đầu tư của dự án Imperia Garden (số 203 Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội) là Cty CP HBI. Ảnh Hải Minh |
Thuyết minh cho mục đích sử dụng tiền vay của VPBank, Công ty CP HBI cho rằng: để tài trợ dự án tổ hợp văn phòng, nhà ở cao cấp, kết hợp dịch vụ thương mại HBI tại số 203 Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Trong đó, thời gian ân hạn là 23 tháng kể từ thời điểm giải ngân khoản vay đầu tiên. Tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản thuộc Dự án đã hình thành và hình thành trong tương lai. Lãi suất áp dụng tại thời điểm 31/12/2015 là 8,95%.
Tuy nhiên, sau khi được giải ngân từ ngân hàng, HBI đã “đem” tiền cho các cá nhân, tổ chức vay lại (?).
Cụ thể, danh sách những người được vay tiền là ông Đỗ Công Diện (35 tỷ đồng), bà Trịnh Thị Hoa (38 tỷ đồng), ông Trần Hồng Tuy (30 tỷ đồng), bà Đặng Thị Hồng Lê (37 tỷ đồng), CTCP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Ba Đình (2 tỷ đồng), Công ty TNHH SX và XD Ba Đình 6 (19 tỷ).
Điều đáng nói, các cá nhân này được HBI cho vay có thời hạn 12 tháng, với lãi suất 3%/năm và lãi được trả một lần vào cuối kỳ hạn.
Với mức lãi suất này, HBI đã cho vay thấp hơn nhiều so với mức lãi suất trên dưới 9%/năm mà HBI đang phải trả cho VPBank.
Có nghĩa rằng, số tiền gần 1,3 nghìn tỷ đồng vay từ VPBank được HBI sử dụng không đúng với mục đích, vi phạm quy định trong hợp đồng tín dụng.
Danh sách những cá nhân mà HBI đã cho vay từ vốn của VPBank. |
Lý giải về vấn đề trên,báo cáo tài chính của HBI cho rằng: Chi phí đi vay tương ứng với phần vốn vay theo hợp đồng này, nhưng trong thời gian chưa sử dụng cho mục đích xây dựng mà sử dụng để cho vay lại được hạch toán vào chi phí tài chính. Lãi tương ứng của khoản cho vay hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.
Về một số cá nhân được Cty CP HBI cho vay tiền, đây đều là những người có “mối quan hệ” mật thiết với HBI.
Điển hình như, bà Trịnh Thị Hoa, được HBI cho vay 38 tỷ đồng, bà Hoa là Trưởng Ban Kiểm soát của HBI, đồng thời cũng là Kế toán trưởng Công ty TNHH MTV Dệt 19/5 Hà Nội (Hatexco) – cổ đông sáng lập HBI và cũng là doanh nghiệp quản lý và sử dụng lô đất 203 Nguyễn Huy Tưởng. Ông Trần Hồng Tuy là Phó Tổng giám đốc của Hatexco, được HBI cho vay 30 tỷ đồng.
Định giá tài sản khống?
HBI ra đời năm 2010 với số vốn khiêm tốn chỉ 110 tỷ đồng, đến tháng 12/2014, tăng dần vốn lên 510 tỷ đồng.
Tuy có nguồn vốn "eo hẹp" nhưng không hiểu bằng cách nào, HBI đã thuyết phục được lãnh đạo Ngân hàng VPBank cấp cho hạn mức tín dụng lên tới 1.732 tỷ đồng từ giữa năm 2014, lúc đó dự án Imperia Garden vẫn còn “vẽ trên giấy”.
Cụ thể, ngày 29/7/2014, VPbank đã ký hợp đồng tín dụng cấp cho HBI hạn mức vay lên tới 1.732 tỷ đồng, thời hạn vay 36 tháng (ân hạn 23 tháng), lãi suất 8,95%/năm.
Điều khó hiểu là với năng lực có hạn của HBI và khi dự án vẫn "nằm trên giấy" nhưng VPBank đã "mạo hiểm" khi chấp thuận hồ sơ năng lực của HBI.
Theo quy định hiện hành, ngân hàng được duyệt cho vay đối với dự án bình thường với hạn mức vay tối đa 70% giá trị tài sản bảo đảm, thế chấp bằng các loại tài sản: dự án bất động sản (tài sản hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, dòng tiền, cổ phiếu, tài sản khác…
Như vậy, nếu VPbank cấp hạn mức cho VPBank vay tới 1.732 tỷ đồng thì dự án Imperia Garden phải được định giá lên tới 2.474 tỷ đồng.
Câu hỏi đặt ra là VPBank đã căn cứ vào đâu để định giá dự án Imperia Garden lên đến 2.474 tỷ đồng?
Trong khi đó, đầu năm 2015, HBI lại công bố tổng tài sản của công ty này chỉ đạt 815,59 tỷ đồng nhưng không hiểu bằng cách nào VPBank lại định giá lên đến 2.474 tỷ đồng (chênh 1.659 tỷ đồng).
Việc sử dụng sai mục đích khoản vay thuộc về trách nhiệm của HBI nhưng qua vụ việc này mới thấy cách quản lý nguồn tiền của Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng - VPBank đang bộc lộ nhiều vấn đề rủi ro, có thể gây thiệt hại cho Ngân hàng và các cổ đông. Có hay không tiêu cực trong vấn đề duyệt hồ sơ vay, định giá tài sản dự án Imperia Garden của cán bộ tín dụng Ngân hàng VPBank?
Hải Minh/GDVN
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.